Chủ nhật, 24/11/2024 08:28 (GMT+7)
Thứ tư, 23/02/2022 09:00 (GMT+7)

Lâm Đồng: Để mất rừng, nhiều Chủ tịch UBND xã bị đề nghị xử lý

Theo dõi KTMT trên

Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đề nghị xử lý trách nhiệm đối với 4 Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Đam Rông và Lạc Dương vì để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021.

Cụ thể, ngày 22/02/2022 Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng - Võ Danh Tuyên đã ký văn bản số 313/SNN-KL với nội dung đề nghị xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND 4 xã Phi Liêng, Đạ Long (thuộc huyện Đam Rông) và xã Đạ Sar, xã Đạ Nhim (thuộc huyện Lạc Dương) vì để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021.

Ngày 16/12/2021, Sở NN&PTNT có Báo cáo số 373/BC-SNN về việc báo cáo tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trong năm 2021 và đề xuất xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND kiêm trưởng ban lâm nghiệp cấp xã và các hạt trưởng hạt kiểm lâm cấp huyện; Trong đó, Sở NN&PTNT đã đề xuất xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND 3 xã để xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng trên địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 gồm Chủ tịch UBND xã Xã Phi Liêng (huyện Đam Rông), và xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương).

Đồng thời, qua kết quả kiểm tra thực tế công tác quản lý bảo vệ rừng ngày 16/02/2022 của Giám đốc Sở NN&PTNTtỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và các đơn vị liên quan thấy rằng trên địa bàn xã Đạ Nhim để xảy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng nhưng không lập hồ sơ xử lý, không có báo cáo; Trong đó, có trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã.

Lâm Đồng: Để mất rừng, nhiều Chủ tịch UBND xã bị đề nghị xử lý - Ảnh 1
Cơ  quan  chức  năng  kiểm  tra  hiện  trường  vụ  đầu  độc  rừng  thông  tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Do đó, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND huyện Lạc Dương xem xét xử lý trách nhiệm thêm đối với Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim, do để xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng trên địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021.

Trước đó, ngày 26/01/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – Phạm S đã ký duyệt, ban hành Kế hoạch số 599/KH-UBND về việc thực hiện đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tại Kế hoạch số 599/KH-UBND, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu thực hiện phải bảo đảm khả thi, thống nhất, đồng bộ, toàn diện từ tỉnh đến cơ sở và được tổ chức chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để huy động các nguồn lực phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế tại địa phương; khi triển khai thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định có liên quan.

Tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu; Phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh đúng pháp luật các hành vi vi phạm, phải tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn có rừng; Từng đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Công an các cấp (đặc biệt ở cấp cơ sở) lập kế hoạch triển khai thật cụ thể theo quy định của pháp luật; Trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong tổ chức thực hiện; Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm trong công tác QLBVR thuộc phạm vi, quyền hạn và thẩm quyền được giao. Phân công theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hàng tháng, quý, năm của từng địa phương, cơ quan, đơn vị để kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu để xảy ra vi phạm theo quy định của pháp luật.

Toàn bộ các vụ vi phạm quy định về quản lý bảo vệ rừng phải được phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn ngay từ khi vụ việc mới phát sinh và lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Kiên quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm từ năm 2016 đến nay để trồng lại rừng; Tuyệt đối không để các đối tượng vi phạm sử dụng, sang nhượng diện tích đất do phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Để mất rừng, nhiều Chủ tịch UBND xã bị đề nghị xử lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới