Mây đa sắc xuất hiện ở TP.HCM không phải là cực quang, không do bão mặt trời
Điểm chung là đều xuất hiện quang học nên nhiều người Việt đang nhầm lẫn, mây đa sắc là cực quang do bão mặt trời gây ra.
Đúng lúc cả thế giới đang dồn tâm điểm vào trận bão mặt trời xảy ra vào 2 ngày cuối tuần 11 và 12/5 nên cực quang đang là chủ đề rất được quan tâm. Vì thế, ngay khi trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một đám mây lạ có nhiều màu sắc, nhiều người đã gọi đây là hiện tượng cực quang ở Việt Nam.
Đám mây lạ xuất hiện trên bầu trời phía Tây của TP.HCM vào khoảng thời điểm từ 15h30 đến 16h20. Nó có các màu sắc rực rỡ đan xen nhau từ vàng, hồng cho tới xanh lá, xanh biển. Những người được tận mắt chứng kiến đám mây đa sắc này đều phải thừa nhận đó là cảnh tượng đẹp nhất từng được thấy.
Tuy nhiên, những lý giải khoa học chuyên gia khí hậu của Đại học Kyoto có thể chứng minh đám mây đa sắc này không phải là cực quang. Trước tiên, xét về cực quang, đó là những chùm ánh sáng đủ màu sắc được tạo ra do bão mặt trời, hay còn gọi là bão từ và nó chỉ xuất hiện ở khu vực hai cực của Trái đất. Việt Nam nằm ở gần xích đạo, xa 2 cực của Trái đất nên sẽ không thể quan sát được hiện tượng cực quang. Hơn thế, cực quang chỉ có thể thấy vào buổi tối, thường là thời điểm từ 10h tối đến 2h sáng.
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, đám mây lạ chiều nay chính là mây ngũ sắc, một hiện tượng quang học trong khí tượng học. Mây ngũ sắc được xếp vào nhóm hiện tượng hiếm gặp trên thế giới.
Hãy tưởng tượng chúng ta thấy màu sắc hiện lên bong bóng xà phòng hay màng dầu nổi lên trên vũng nước như thế nào, màu của mây ngũ sắc cũng như vậy. Hiện tượng mây ngũ sắc xảy ra khi các giọt nước hoặt tinh thể băng tán xạ ánh sáng, tạo nên hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Màu sắc thường thấy ở mây ngũ sắc là màu vàng nhạt, khi lại pha trộn rực rỡ như màu xà cừ.
Theo: Tổng hợp
Gia Tuệ