Chủ nhật, 24/11/2024 08:14 (GMT+7)
Chủ nhật, 24/11/2019 07:30 (GMT+7)

Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới ở châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng

Theo dõi KTMT trên

Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với hơn 20.000 loài thực vật nhiệt đới tại châu Phi và phát hiện có 7.000 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới ở châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 1
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu của họ đã phân loại ra gần 7.000 loài thực vật có nguy cơ hoặc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu tập trung ở các khu rừng mưa nhiệt đới phía Tây châu Phi và vùng cao nguyên của Ethiopia. Ảnh: Danita Delimont/Getty

Theo nghiên cứu mới nhất, 1/3 các loài thực vật nhiệt đới ở châu Phi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Thực vật rất quan trọng đối với nhiều hệ sinh thái và cuộc sống nói chung. Chúng cung cấp thực phẩm và oxy, đây cũng là nguồn cung cấp vô số nguyên liệu và thuốc. Tuy nhiên, các hoạt động của con người như khai thác gỗ, khai thác khoáng sản và nông nghiệp đang là mối đe dọa lớn đối với thảm thực vật.

Mặc dù nguy cơ tuyệt chủng của động vật trên khắp thế giới đã được nghiên cứu kỹ, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ đối với các loài thực vật. Cụ thể, 86% các loài động vật có vú có mặt trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), so với chỉ 8% các loài thực vật. Các chuyên gia cho biết họ đã đưa ra một cách tiếp cận nhanh chóng để có thể phân loại sơ bộ.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Gilles Dauby thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Phát triển bền vững Pháp (IRD) cho biết: “Cách tiếp cận của chúng tôi có thể phân biệt dựa vào tiêu chí về loài hoặc khu vực trong Sách đỏ của IUCN. Sách đỏ này đã được công nhận là một nguồn có thẩm quyền và rất quan trọng để lập kế hoạch cho các dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường”.

Nghiên cứu mới nhất đưa tình trạng của thực vật vào “tầm ngắm”. Đầu năm nay, các nhà khoa học đã hoàn thành việc phân tích kỹ lưỡng nhất và phát hiện có 571 loài đã bị xóa sổ kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp - một con số mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể bị đánh giá thấp.

Trên Tạp chí Science Advances, TS Dauby và các cộng sự báo cáo cách họ tập trung phân loại dựa vào hai tiêu chí của IUCN. Tiêu chí đầu tiên liên quan đến suy giảm về số lượng loài và tiêu chí thứ hai là suy giảm về mật độ phân bổ. Đây là 2 tiêu chí để thuật toán máy tính có thể tự động phân loại trạng thái bảo tồn của thực vật.

Nhóm nghiên cứu đã trình bày thuật toán với cơ sở dữ liệu được biên soạn gần đây về sự phân bố của hơn 20.000 loài thực vật trên khắp vùng nhiệt đới ở châu Phi, cùng với dữ liệu về các mối đe dọa như các vùng trồng trọt, các thành phố và dự đoán về các hoạt động khai thác.

Quy trình của Sách đỏ cũng liên quan đến những dữ liệu đó. Cụ thể, các loài thực vật được kiểm tra thủ công, các chuyên gia sẽ kiểm tra cho từng loài và khu vực. Đây là một quá trình tỉ mỉ hơn, tốn kém chi phí và cũng mất nhiều thời gian hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết thuật toán của họ đã phân loại được tổng cộng gần 7.000 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó, các loài thực vật vùng nhiệt đới ở châu Phi có thể bị đe dọa chiếm 17% và các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng chiếm 14%. Những loài này tập trung chủ yếu ở các khu rừng mưa nhiệt đới phía Tây châu Phi và vùng cao nguyên Ethiopia.

Nếu được liệt kê vào trong Sách đỏ của IUCN, tất cả các loài này sẽ “đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng” – tập trung từ các loài dễ bị tổn thương đến nguy hiểm nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là gần 1/3 các loài thực vật được nghiên cứu có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu khảo sát nghiên cứu tất cả các loài thực vật ở vùng nhiệt đới châu Phi thì dự báo tỉ lệ là tương tự.

“Sẽ có thêm 38% loài mà chúng tôi đánh giá bị hạn chế về mặt địa lý, vì vậy chúng rất hiếm, nhưng không có mối nguy hiểm nào tại thời điểm hiện tại được xác định. Nếu áp lực của con người tăng lên, rất có khả năng ở hầu hết các vùng nhiệt đới của châu Phi, thực vật có khả năng bị đe dọa trong tương lai rất gần”.

Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp của họ sẽ không thể thay thế phương pháp của Sách đỏ, nhưng có thể được sử dụng để ước tính nhanh chóng, sơ bộ về nguy cơ tuyệt chủng vì nó tiết kiệm chi phí hơn và nhanh hơn. Minh chứng là phương pháp này đã đánh giá hơn 20.000 loài trong thời gian chưa tới 7 tiếng.

IUCN hoan nghênh cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, Tiến sĩ William Hawthorne của Đại học Oxford, Mỹ đã mô tả kết luận nghiên cứu mới rằng 1/3 các loài thực vật vùng nhiệt đới châu Phi có thể bị đe dọa phần nào là điều đáng báo động.

“Điều thực sự cần thiết khi đối mặt với tất cả các cuộc báo động chung này là tập trung các nghiên cứu tại địa phương dựa trên dữ liệu mới và một sáng kiến lớn để giúp khảo sát thực vật ngày càng kỹ lưỡng hơn”, ông Hawthorne nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Một phần ba hệ thực vật nhiệt đới ở châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới