Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Trong năm 2021, Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, mạnh mẽ và là hướng đi thông minh trong chuyển dịch năng lượng bền vững.
Với lợi thế về gió và mặt trời của một quốc gia khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam xác định đây là hai nguồn năng lượng chính để phát triển điện sạch, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Việc tiếp tục có các cơ chế chính sách phát triển NLTT là rất cần thiết trong bối cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Trong đó, khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống tích trữ năng lượng để giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống điện quốc gia.
Hydro được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm trong vai trò là một nguồn năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu mới của Bỉ có thể tạo nguồn hydro xanh cho thế giới.
Năng lượng sạch đang trở thành xu hướng phát triển toàn cầu. Việt Nam tận dụng hỗ trợ quốc tế để thu hút nguồn lực, phát triển năng lượng sạch vươn tầm quốc tế.
Ninh Thuận nổi danh với đặc sản biển xanh - cát trắng - nắng vàng. Những năm gần đây, Ninh Thuận hút hồn du khách bởi vẻ đẹp lung linh của cánh đồng điện gió trên cung đường Bắc - Nam.
Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo thúc đẩy các quốc gia có những biện pháp phù hợp để cứu Trái Đất. Tiêu biểu là các thành phố đã mang xu hướng sử dụng 100% năng lượng tái tạo đi khắp thế giới.
Năng lượng tái tạo đang “bùng nổ” trên toàn cầu, với các công nghệ mới liên tục ra đời giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, hứa hẹn về một tương lai năng lượng sạch.
Năng lượng thủy triều có chi phí đắt đỏ là điều mà ai cũng thừa nhận. Nhưng mục tiêu của nó không phải là để cạnh tranh với nguồn năng lượng như gió và mặt trời mà được khai thác để hỗ trợ sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo.
Theo phóng viên TTXVN tại London, Mỹ và Trung Quốc ngày 10/11 ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, theo đó hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Tại COP26, 10 quốc gia đã đồng ý với sáng kiến của Hà Lan về việc tất cả xe tải và xe buýt mới không được phép phát thải từ năm 2040. Động thái này góp phần đạt được mục tiêu không phát thải toàn cầu đối với xe tải và xe buýt vào năm 2050.
Rìa sa mạc Thar, một ốc đảo với những tấm pin mặt trời màu xanh trải dài hơn những gì mắt thường có thể nhìn thấy tại Công viên Bhadla. Đây được xem như một nền tảng trong nỗ lực trở thành một nhà máy năng lượng sạch của Ấn Độ.
Nhật Bản đã thông qua một chính sách năng lượng mới nhằm thúc đẩy hạt nhân và năng lượng tái tạo như những nguồn năng lượng sạch để đạt được cam kết của đất nước về việc trung lập carbon vào năm 2050.
Nhật Bản là quốc gia có nguồn năng lượng rất hạn chế và ngày càng nhiều lo ngại về sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc thu được năng lượng từ một cơn siêu bão sẽ giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu không phát thải khí carbon vào năm 2050.
Thiếu nước ngọt đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Khử mặn trong nước tạo cơ hội để gia tăng nguồn cung cấp nước ngọt. Hệ thống khử mặn bằng sóng biển đầu tiên trên thế giới đã sẵn sàng hoạt động.
Cuộc “chạy đua” phát triển các nguồn năng lượng sạch từ mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, tuyết… được kỳ vọng sẽ giúp thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong tương lai không xa.