Chủ nhật, 24/11/2024 07:43 (GMT+7)
Thứ tư, 01/11/2023 16:00 (GMT+7)

Ngành nhựa tăng trưởng trưởng bao nhiêu, môi trường lo bấy nhiêu

Theo dõi KTMT trên

Trong kỳ họp Quốc hội khóa 6, chiều ngày 31/10, đại biểu Lê Đào An Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết chỉ số phát triển của ngành nhựa là mơ ước của nhiều ngành sản xuất, nhưng nó cũng tạo áp lực lớn cho môi trường.

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận về về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Lê Đào An Xuân đã trình bày nhiều quan điểm về vấn để giải quyết rác thải nhựa tại Việt Nam hiện nay. 

Nguồn: Truyền hình Quốc hội.

Đại biểu Lê Đào An Xuân cho biết theo báo cáo hiện lượng rác thải nhựa phát sinh hằng năm khoảng 2,9 triệu tấn và chỉ có 0,77 triệu tấn được tái chế. Ngành nhựa Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu nhựa nguyên sinh và mức tiêu thụ này cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ của thế giới.

Mức tăng trưởng của ngành khoảng 10 %/ năm, một con số tăng trưởng đáng mơ ước với nhiều ngành sản xuất khác nhưng cũng cho thấy áp lực rất lớn với môi trường. Từ nhựa thải nếu không có giải pháp. 

Và rác thải nhựa đang là vấn nạn lớn đặc biệt là đối với các tỉnh ven biển, để giải quyết vấn đề này cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1746 về kế hoạch Quốc gia về rác thải nhựa, đại dương đến 2030 và trong đấy đặt mục tiêu đến 2025 như là giảm thiểu 50 % rác thải nhựa trên biển và đại dương, 80% các khu du lịch sẽ không sử dụng nhựa 1 lần và túi nilon khó phân hủy. 

“Trong 5 năm 2018-2022, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về xử lý và hạn chế sử dụng, tái chế rác thải nhựa, tạo hành lang pháp lý và thể hiện sự quyết liệt trong triển khai các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa.”, đại biểu Lê Đào An Xuân nhận định.

Ngành nhựa tăng trưởng trưởng bao nhiêu, môi trường lo bấy nhiêu - Ảnh 1
Đại biểu Lê Đào An Xuân bày tỏ sự quan tâm tới môi trường. 

Từ các văn bản, Quyết định của Chính phủ ta cũng đã chứng kiến các phong trào thay sản phẩm nhựa, điển hình là ở các cơ quan nhà nước khi thay thế chai nhựa thành chai thủy tinh. Các chương trình truyền thông, phong trào làm sạch bờ biển cũng được triển khai rầm rộ.

Nhiều dự án khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm sản phẩm thay thế nhựa một lần, nhựa khó phân hủy. Đặc biệt là ngành du lịch khi chuyển sang cung cấp vật dụng xanh.

Dù có nhiều chuyển biến nhưng ta có thể làm nhiều hơn thế nhất là về mặt chính sách. Chúng ta nhắc nhiều tới phân loại tuy nhiên chưa có hướng phân loại về rác thải, công nghệ tái chế sử dụng vẫn còn khá thô sơ. 

Vòng đời của một chai nhựa có thể dài hơn từ một vật dụng đựng chứa nước đến có thể sang chứa rượu, dầu nhớt sau đó mới mang đi tái chế cắt thành hạt nhựa để tạo thành một sản phẩm mới. Tuy nhiên lại thiếu việc kiểm tra chất lượng, an toàn cho các mục đích tái chế sử dụng và nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dùng là thường trực. Chúng ta đề nghị sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường để thay thế nhưng các chính sách khuyến khích sáng tạo, hỗ trợ sản phẩm mới thay thế chưa đủ hữu hiệu. 

“Tôi không kiến nghị thêm giải pháp mới tôi chỉ đề nghị các bộ ngành khẩu trương thực hiện ngay, đúng và đủ nội dung Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, đồng thời đề nghị Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Khoa học Môi trường trong năm 2024 tổ chức giám giám sát việc thực hiện các quy định về giảm thiểu rác thải nhựa trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 để đồng hành với Chính phủ, kịp thời xem xét, kiến nghị khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành mục tiêu góp phần xây dựng Việt Nam xanh”, đại biểu kết luận.  

Kết quả thành công từ thực tiễn cấm dùng sản phẩm nhựa, túi nilon ở một số địa phương như Cù Lao Chàm và vịnh Hà Long cũng có ta thấy nếu cách tiếp cận đúng, giải pháp đúng thì việc cấm hoặc hạn chế sử dụng nhựa một lần và các loại nhựa khó phân hủy sẽ không còn khó khăn. Bên cạnh đó ta có nhiều nội dung cần thực hiện trong 2 năm để kịp đạt mục tiêu đề ra. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Ngành nhựa tăng trưởng trưởng bao nhiêu, môi trường lo bấy nhiêu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới