Chủ nhật, 24/11/2024 08:42 (GMT+7)
Thứ hai, 03/02/2020 06:45 (GMT+7)

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020

Theo dõi KTMT trên

Đến hẹn lại lên, thời điểm sau Tết Nguyên đán lượng rác thải sinh hoạt, các vật dụng, đồ dùng, cành/cây đào, quất từ trong các gia đình, khu dân cư, chung cư, đô thị… bắt đầu tràn ra vỉa hè, lòng đường trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Điều này khiến công nhân vệ sinh môi trường phải nỗ lực đảm bảo vệ sinh, giữ gìn cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp sau những ngày nghỉ lễ.

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020 - Ảnh 1
Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết.

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường trên một số tuyến phố của Thủ đô như Tây Sơn, Thái Thịnh, Chùa Láng, Đại lộ Thăng Long… Không khó để bắt gặp cảnh tượng là những cành đào, cành quất sau khi chơi Tết được người dân vứt ra lòng đường, vỉa hè hoặc điểm đến là thùng thu gom rác được nèn chặt bởi nhiều cành/cây đào, quất lớn nhỏ các loại.

Chia sẻ về nỗi nhọc nhằn của công nhân môi trường sau Tết, chị Nguyễn Thị Thu - Công nhân Xí nghiệp môi trường đô thị Đống Đa cho biết: Cứ sau mỗi dịp Tết là công nhân vệ sinh môi trường phải làm việc vất vả hơn. Bởi ngày thường công việc này vốn đã nặng nhọc, thì qua những ngày Tết phải bất đắc dĩ “gánh” thêm một lượng đáng kể rác thải “cồng kềnh”. Phần lớn những cành đào, cành quất được người dân bỏ rải rác vài ngày nay, thế nhưng cao điểm nhất có lẽ là khoảng từ Mùng 6 đến Mùng 8 Tết.

Những cành đào hay cây quất này tuy không quá nặng, nhưng chúng lại chiếm phần lớn diện tích của các thùng thu gom rác, điều này khiến cho các loại rác thải thông thường, rác thải sinh hoạt hàng ngày rất khó để. Do đó, công việc thu gom, vận chuyển ít nhiều bị ảnh hưởng. Đặc biệt, đối với những cành đào rừng to khi cho vào xe ép rác có thể bị kẹt.

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020 - Ảnh 2
Những cành đào vứt bừa bãi trên tuyến Đại lộ Thăng Long.

“Cũng bởi thế hơn lúc nào hết công nhân vệ sinh trường chúng tôi mong mỏi ở người dân hãy nâng cao ý thức, hãy cùng chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng cách chặt nhỏ cành đào, cây quất và thải các loại rác thải đã qua sử dụng vào đúng thời gian, đúng địa điểm quy định tạo thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải” - Chị Thu nói.

Đưa nhanh chiếc xẻng lên xe rác, anh Phạm Văn Trường - Công nhân Xí nghiệp môi trường đô thị Hoàng Mai, Công ty CP dịch vụ môi trường Thăng Long cho biết: Tết Nguyên đán năm nay, thời tiết nắng nóng nên rác thải trong và sau Tết nhiều hơn. Rác thải sau Tết không chỉ có thức ăn thừa, vỏ kẹo, túi nilon, mà còn có cả cành/cây đào, quất, hoa… rất cồng kềnh nên trong các dụng cụ của công nhân vệ sinh môi trường phải có thêm một con dao để có thể chặt nhỏ những vật dụng này trước khi cho lên xe rác.

Lượng rác thải tăng cao khiến ca làm việc của công nhân cũng kéo dài hơn so với thường ngày. Nếu như ngày thường, ca làm việc buổi sáng thường bắt đầu từ 5 giờ đến 10 giờ, thì từ mùng 5 Tết đến nay, ngày nào ca làm việc của chúng tôi cũng bắt đầu từ hơn 4 giờ, nhưng đến gần 11 giờ mới hoàn thành. Công việc vất vả nhưng thấy đường phố sạch sẽ, thoáng đãng công nhân môi trường cũng cảm thấy rất vui.

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020 - Ảnh 3
Hoặc điểm đến là thùng thu gom rác được nèn chặt bởi nhiều cành/cây đào, quất lớn nhỏ các loại.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Xí nghiệp môi trường đô thị Đống Đa cho biết: Để đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đơn vị đã lên kế hoạch phân công lịch trực luân phiên để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên tất cả các tuyến đường, khu dân cư. Đặc biệt, sau Tết Xí nghiệp huy động 100% quân số, trang thiết bị hiện có, đảm bảo thu gom, xử lý hết rác thải phát sinh, không để rác ứ đọng.

Phục vụ người dân du xuân, các công nhân vệ sinh môi trường đang phải nỗ lực, cần mẫn thực hiện việc thu gom, vệ sinh môi trường với mục tiêu làm sao để các tuyến phố, các ngõ ngách, khu dân cư luôn được phong quang, sạch đẹp. Qua đó góp phần tạo hình ảnh đẹp với du khách khi đến với quận Đống Đa nói riêng và Thủ đô nói chung.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Chi nhánh Cầu Diễn, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết: Được UBND thành phố giao cho công tác duy trì vệ sinh môi trường 2 Đại lộ lớn, bộ mặt đô thị ra vào cửa ngõ của Thủ đô là Thăng Long và Võ Nguyên Giáp, nơi đang có tốc độ xây dựng, phát triển hạ tầng, các xe vận chuyển đất cát, vật liệu xây dựng thường xuyên chạy qua. Vì vậy, công việc của các công nhân vệ sinh môi trường tại đây càng nặng nề hơn.

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020 - Ảnh 4
Thậm chí chất đầy trên xe tải thu gom của công nhân môi trường, Chi nhánh Cầu Diễn.

Cùng với đó, sau Tết Nguyên đán Canh Tý Chi nhánh Cầu Diễn cũng đang tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ khác như tổ chức nhân lực, phương tiện con người làm việc tại 80 nhà vệ sinh công cộng Vinasing đảm bảo phuc vụ cho nhân dân du Xuân, nhất là tại các khu vực vườn hoa, công viên, đền chùa, các địa điểm di tích. Huy động công nhân môi trường thu gom, vận chuyển hết rác đào quất trên 2 đại lộ. Tăng cường và đảm bảo tốt việc tiếp nhận rác trung chuyển từ 4 quân trung tâm thành phố gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Đảm bảo và duy trì tốt việc tiếp nhận, cũng như xử lý phân bùn bể phốt trên địa bàn thành phố.

Qua tìm hiểu, được biết trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 6.500-7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, theo thống kê của Chi nhánh Nam Sơn, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội những ngày trước và sau Tết Nguyên đán Canh Tý số lượng rác thải này tăng lên từ 30 cho đến 40% so với ngày thường. Trong đó, chỉ tính riêng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn đã tiếp nhận khoảng 6.000-7.000 tấn rác thải/ngày. Đây là chưa kể đến việc tiếp nhận của Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn thuộc (thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì).

Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020 - Ảnh 5
Công nhân môi trường mong mỏi người dân hãy nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng cách chặt nhỏ cành đào, cây quất và thải bỏ vào đúng thời gian, đúng địa điểm quy định.

Chia sẻ về vấn đề này ông Triệu Tuấn Đức – Giám đốc Chi nhánh Nam Sơn (URENCO 8) cho hay, năm nào cũng vậy, dịp trước và sau Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội đều xảy ra tình trạng lượng rác thải tăng đột biến. Thực trạng này diễn ra từ 23 tháng Chạp trở đi. Nói riêng và bãi Nam Sơn nếu như trung bình mỗi ngày thường Khu liên hợp xử lý chất thải tại đây tiếp nhận 4.900-5.000 tấn rác, thì sau Tết bãi rác tiếp nhận khoảng từ 5.600-7.000 tấn rác/ngày.

Để chuẩn bị cho các kịch bản với khối lượng rác lớn thải ra môi trường, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã có kế hoạch triển khai công tác phục vụ, công tác vận hành từ xe cộ, máy móc, vật tư… từ nhiều tháng trước. Trong đó, đối với công nhân môi trường Chi nhánh vẫn phải đảm bảo trực đầy đủ như thời điểm trong Tết, bố trí lực lượng làm việc đầy đủ, phục vụ nhân nhân.

Huy An

Bạn đang đọc bài viết Nhọc nhằn công nhân môi trường sau Tết Canh Tý 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới