Những cách giải cứu mít ở Việt Nam
Khoảng gần một tháng qua, xuất khẩu mít qua Trung Quốc gặp khó khiến nhà vườn lao đao. Do bị ùn ứ kéo dài, nhiều giải pháp từ lớn đến nhỏ đã được đưa ra để tiêu thụ như: bán tháo tại cửa khẩu, đưa về Hà Nội, đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Australia.
'Biển' mít được đổ ra bán tháo ở của khẩu
Chờ thông quan quá lâu, những container mít từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long ở Lạng Sơn sắp hết thời hạn bảo quản đã phải quay ngược để tiêu thụ, xả hàng.
Anh Nguyễn Văn Thân, lái xe container chở 20 tấn mít từ Tiền Giang đã lưu trú tại bãi lưu đỗ Xuân Cương gần 2 tuần qua cho biết, thời hạn bảo quản nông sản bằng máy lạnh khoảng 15 ngày. Quá thời hạn trên, nông sản sẽ bị hư hỏng, thối rữa phải đổ bỏ.
Những ngày cuối năm, hàng nông sản từ miền Tây trung chuyển để xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là mít Thái và thanh long. Đây là những nông sản được trồng theo mùa vụ.
Bên công hàng trùm bạt kín mít, dù phải lưu đỗ gần 2 tuần trong điều kiện lúc nào cũng phải nổ máy để máy lạnh hoạt động, anh Thân lo lắng không biết sẽ xử lý thế nào, bởi quá thời gian bảo quản, mít sẽ bị hư hỏng.
“Tất cả chúng tôi đều bị động, không biết ngày nào mới được thông quan. Người với xe không thể rời nhau, nhưng hàng hóa thì không thể chờ đợi được”, anh Thân lo lắng.“Giá mít rất rẻ. Nếu không bị ùn ứ, giá bán lẻ 20 – 25 ngàn đồng/kg, bây giờ chỉ còn 1/3. Tuy nhiên, thấy cảnh hàng ngàn công hàng ùn ứ hơn chục ngày qua, thương quá nên chúng tôi mua về để giải cứu giúp bà con nông dân miền Tây”, ông Hùng nói.
Chị Nguyễn Thị Huyền, tiểu thương huyện Cao Lộc gần một tuần qua đã đóng cửa sạp hàng tạp hóa ra hỗ trợ lái xe bán mít. Bên đống mít khổng lồ, khách chỉ quả nào lấy quả đó, nhiều khi không cần cân, mà ước lượng cân nặng rồi trả tiền.
Đổ đống tại vỉa hè đến chợ mạng ở Hà Nội
Thực tế, những ngày gần đây, trên một số tuyến đường ở Hà Nội như Hồ Tùng Mậu, Kim Ngưu, Tôn Thất Thuyết, Phạm Ngọc Thạch, Quán Thánh… nhiều xe tải lớn chở mít Thái quay đầu từ Lạng Sơn về bán dọc vỉa hè. Bình thường mua mít ở chợ 30.000-35.000 đồng/kg, nay thấy biển giải cứu mít Thái 10.000 đồng/kg, chị Lê Thị Nhàn (quận Cầu Giấy) liền ghé vào mua ủng hộ.
"Cũng ngại tập trung đông người nên tôi cố gắng mua nhanh, nhân tiện mua luôn cho đồng nghiệp cùng cơ quan. Giải cứu mà, mua ủng hộ bà con", chị nói.
Không chỉ ở các vỉa hè, trên các trang mạng xã hội, một số cá nhân bắt đầu kêu gọi hoặc đứng ra nhận bán mít Thái online giúp người quen, họ hàng với mức giá dao động từ 6.000-12.000 đồng/kg.
Chị Ngọc Huyền (quận Đống Đa) cho biết nhà có người thân chở hàng lên cửa khẩu nhưng không xuất được nên chị rao bán mít trên trang cá nhân. "Trên các cửa khẩu quốc tế hiện nay đang tắc nghẽn các xe chở mít, để lâu thì hỏng nên một số chủ hàng đã quay đầu về và bán ở các tỉnh dọc quốc lộ 1A. Rất nhiều người hào hứng đặt mua vì giá rất rẻ", chị nói.
"Để chở được container hàng ra khỏi mấy nghìn xe đang mắc kẹt tại bãi là cả một vấn đề. Rồi khi không xuất hàng, toàn bộ thủ tục nộp hải quan sẽ phải làm lại", đại diện cửa hàng này nói thêm.
Một người bán trái cây tại chợ cho biết giá các loại trái cây phải qua nhiều khâu trung gian từ nhà vườn đến chợ đầu mối rồi tới chợ lẻ mới đến các điểm bán nhỏ hơn. Do đó, giá cũng vì thế mà tăng lên qua mỗi khâu.
Thúc đẩy xuất khẩu mít đông lạnh vào Australia
Australia là quốc gia trồng mít, nhưng mít Việt Nam (đông lạnh và chế biến) vẫn được Thương vụ đưa vào danh sách trọng điểm đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng thương hiệu trong 2 năm vừa qua. Kết quả, năm 2021, mít Việt Nam xuất sang Úc tăng trưởng lên đến 20% so với năm 2020.
Để tiếp tục kế hoạch lớn hơn cho mít Việt, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia Nguyễn Phú Hòa đã làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu mít. Theo đó, 200 tấn mít đông lạnh loại 1, tương đương 1.000 tấn mít nguyên liệu đã được các nhà nhập khẩu, chủ lực là Công ty VINREC Australia, đăng ký tham gia chương trình xúc tiến do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức. Công ty VINREC Australia đã thỏa thuận với Thương vụ về việc triển khai thu mua chế biến khép kín mít Việt Nam để tới chất lượng đạt loại 1.
Ngay trong tuần này và đến Tết Nguyên đán, 30 tấn mít thành phẩm thương hiệu VINRECT-HT (tương đương 150 tấn mít nguyên liệu) đang được ra thị trường. Ngoài ra có khoảng 10 tấn thành phẩm của các doanh nghiệp khác cũng đồng hành, tham gia. Số mít còn lại, theo kế hoạch xúc tiến, sẽ được doanh nghiệp tại Việt Nam thu mua, chế biến.
VINREC nhất trí với Thương vụ triển khai ngay kho tại Australia với diện tích đủ lớn và hạ tầng hoàn chỉnh, đồng thời có quy trình thu mua, xác định đưa mít trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của công ty.
Thương vụ sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp xúc tiến mít Việt như: Thúc đẩy đưa mít vào hệ thống siêu thị, quảng bá liên tục trên mạng xã hội và các kệnh của Thương vụ, triển lãm trực tuyến, tổ chức sự kiện dùng thử, khuyến mãi tặng thưởng có giá trị và phát hành sách điện tử quảng bá,...
Người tiêu dùng tại Sydney, khi được mời dùng thử sản phẩm mít Việt Nam đã đánh giá mít đông lạnh Việt vẫn giữ được độ giòn, thơm như mít tươi, và rất tiện bảo quản.
Quả mít cũng như quả sầu riêng, quả bơ, chanh leo, được người tiêu dùng trên thế giới đánh giá rất ngon khi tiêu thụ đông lạnh. Chỉ cần mít vẫn giòn sau đông lạnh là yếu tố tiên quyết giúp giữ nguyên hương vị và chất lượng của mít. Chính vì thế, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Nguyễn Linh (T/h)