Chủ nhật, 24/11/2024 06:40 (GMT+7)
Thứ tư, 24/11/2021 10:00 (GMT+7)

Nóng lên toàn cầu: Những sự thật không phải ai cũng biết

Theo dõi KTMT trên

Nóng lên toàn cầu ảnh hưởng lên toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất. Cùng với đó là những sự thật không phải ai cũng biết về hiện tượng môi trường cực đoan này.

Trước con người, những sinh vật dưới đáy biển đã tạo ra hiện tượng nóng lên toàn cầu

Khoảng 500 triệu năm trước, những sinh vật bắt đầu đào bới đáy biển tìm chỗ trú ngụ, kết quả là để lại vết tích hang động hóa thạch đến hôm nay. Cuộc "di cư" luồn lách của chúng lẫn vào tầng vật chất hữu cơ được kiến tạo, tích lũy trước đó.

Hành động tưởng chừng nhỏ nhặt của sinh vật này đã để lại hậu quả lớn: lớp trầm tích dưới đại dương bị nhiễu loạn đẩy mạnh quá trình sụp đổ vật chất hữu cơ, gây ra những biến đổi môi trường trên diện rộng.

Nóng lên toàn cầu: Những sự thật không phải ai cũng biết - Ảnh 1
Sinh vật dưới đáy biển. (Ảnh minh họa)

"Điều này tương tự với mảnh vườn sau nhà bạn khi có giun đất, chúng sẽ làm giàu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng đi vào cây" - TS. Sebastiaan van de Velde, ĐH Tự do Brussel (Bỉ), tác giả chính chia sẻ trên The Independent. "Quá trình này tiêu hao oxy và sản sinh nhiều CO2 hơn bình thường".

Dựa vào vết tích hóa thạch còn sót lại, nhóm nghiên cứu phán đoán rằng trong 100 triệu năm sau đó, các đợt đại tuyệt chủng đã xảy ra với những cư dân nguyên thủy trên Trái Đất.

Những thay đổi về mùa và các hệ sinh thái

Khi nhiệt độ trung bình tăng, sẽ ít có sự thay đổi đột ngột. Ở những khu vực ôn đới có 4 mùa, sự thay đổi về mùa sẽ kéo dài hơn bình thường cùng với sự gia tăng lượng mưa. Về một mặt nào đó, điều này là có lợi. Tuy nhiên, ở những vùng có khí hậu ít ôn hòa, chúng ta sẽ thấy được sự tăng nhiệt độ đáng kể cùng với giảm mạnh lượng mưa, gây ra hạn hán kéo dài và có khả năng tạo ra những sa mạc.

Ảnh hưởng tàn phá nặng nề nhất, khó dự đoán nhất, đó là ảnh hưởng lên các hệ sinh thái trên Trái đất. Nhiều hệ sinh thái rất mỏng manh, một thay đổi nhỏ cũng có thể giết chết chúng và các loài phụ thuộc chúng. Và các hệ sinh thái đều ít nhiều liên quan tới nhau, do vậy phản ứng dây chuyền này là không thể đo đếm được.

Nóng lên toàn cầu: Những sự thật không phải ai cũng biết - Ảnh 2
Trái Đất nóng lên làm mất đi môi trường sống của sinh vật. (Ảnh minh họa)

Chúng ta có thể quan sát được một khu rừng dần dần chết đi, chuyển sang một đồng cỏ hay là các rạn san hô chết toàn bộ. Rất nhiều loài thực vật và động vật sẽ có cách thích nghi hoặc di chuyển để đối phó với sự thay đổi khí hậu, nhưng số lượng các loài bị chết là không nhỏ.

Sự nóng lên toàn cầu cũng làm xảy ra một vấn đề về dân số. Hàng nghìn người chết mỗi năm do nguyên nhân tuổi tác hay có những chấn thương liên quan tới nhiệt. Các nước nghèo và kém phát triển sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, do họ không có đủ nguồn lực về tài chính để giải quyết các vấn đề đi kèm với sự nóng lên toàn cầu. Một lượng lớn dân số sẽ bị chết đói nếu giảm lượng mưa tối thiểu cho việc trồng trọt và chết do bệnh dịch xảy ra sau những trận lũ lụt.

TS. Hoàng nghĩa Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới cho biết: Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển dự kiến dâng sẽ cao thêm 1m và sẽ làm mất đi 12% diện tích của Việt Nam, đồng thời tác động nặng nề tới những vùng bờ biển, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

8 vương quốc gia và 11 khu bảo tồn thiên nhiên khi đó sẽ bị nước mặn xâm lấn, làm chết nhiều loài sinh vật và động vật ở khu vực này. Một số loài sẽ bị biến mất, khoảng 90% các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái (HST), các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu đang bị biến mất và bị thu hẹp, các HST bị biến đổi và phân mảnh, một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế-xã hội, văn hóa và khoa học sẽ không còn đa dạng, phong phú như trước, sự xâm nhập của các loài ngoại lai do môi trường sống thay đổi, làm thay đổi cấu trúc gen, nấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái.

Một số người tỏ ra thờ ơ về sự nóng lên toàn cầu

Mặc dù đã có sự thống nhất giữa nhiều nhà khoa học, nhưng một số người lại cho rằng sự nóng lên toàn cầu không thực sự nghiêm trọng như người khác nghĩ.

Có rất nhiều lý do để giải thích như: Họ không nghĩ rằng dữ liệu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, hoặc bởi vì chúng ta không có dữ liệu đủ lâu trong lịch sử hay dữ liệu không thực sự rõ ràng. Một số nhà khoa học nghĩ rằng dữ liệu được đưa ra bởi những người đang thường trực mối lo lắng về sự nóng lên toàn cầu, do vậy độ chính xác sẽ không cao – những người này đang cố tìm kiếm bằng chứng về sự nóng lên toàn cầu trong các số liệu, mà không nhìn vào các bằng chứng khách quan hơn.

Nóng lên toàn cầu: Những sự thật không phải ai cũng biết - Ảnh 3
Nhiều người vẫn chặt phá rừng, không quan tâm đến Trái Đất nóng lên. (Ảnh minh họa)

Một số khác cho rằng đây chỉ là sự thay đổi khí hậu tự nhiên, hoặc cho rằng có những lý do khác ngoài hiệu ứng nhà kính gây nên sự nóng lên toàn cầu.

Một số nhà khoa học nhận ra rằng sự nóng lên toàn cầu đang thực sự xảy ra, nhưng một số lại tin rằng có nhiều điều khác phải quan tâm hơn. Họ nói rằng Trái Đất có khả năng chống lại sự thay đổi khí hậu rất tốt, rằng cây cối và động vật sẽ phát triển để thích ứng với sự thay đổi này, và có vẻ như không có gì quá nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Sự thay đổi về mùa có thể kéo dài hơn một chút, lượng mưa biến đổi cũng như về thời tiết nói chung, theo họ là chẳng có gì nghiêm trọng. Họ còn cho rằng việc tìm cách cắt giảm lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính sẽ gây hậu quả tồi tệ về kinh tế hơn là ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.

Về một mặt nào đó, sự đồng thuận khoa học là một vấn đề phải bàn đến. Sức mạnh thực sự ban hành những thay đổi nào đó nằm trong tay của những người làm chính sách quốc gia và toàn cầu. Một số nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ không muốn đề xuất những thay đổi do chúng tốn nhiều chi phí hơn bất kỳ nguy cơ nóng lên toàn cầu nào khác. 

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nóng lên toàn cầu: Những sự thật không phải ai cũng biết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới