Theo quy luật hàng năm, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng tăng lên. Các đợt ô nhiễm không khí nặng cũng có thể diễn ra.
Năm 2020 là năm đầu tiên các nước tổ chức Ngày Quốc tế không khí sạch, đánh dấu bước tiến trong nhận thức và hành động nhằm bảo vệ môi trường không khí. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường trao đổi với TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).
Hiện nay, mỗi quận, huyện ở Hà Nội vẫn còn gần vài nghìn bếp than tổ ong được sử dụng, tiêu thụ khoảng hơn 500 tấn than, phát thải khoảng 1.870 tấn CO2. Làm thế nào để lộ trình “khai tử” bếp than tổ ong vào cuối năm 2020 có thể về đích sớm?
Sáng hôm nay (7/9), chất lượng không khí ở Hà Nội đã tốt lên rất nhiều sau cơn mưa lớn, "sắc xanh" bao trùm ở hầu khắp các khu vực. Đến 10h30 sáng, chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 9 - 65, ở mức tốt và trung bình.
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố báo cáo chất lượng không khí tại một số đô thị trong tháng 8 và lý giải chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi trong những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là theo quy luật hằng năm, mức độ bụi mịn PM2.5 có xu hướng tăng lên.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng một nghiên cứu mới trên tạp chí Science Advances cho thấy rằng bản thân những con đường thực sự có thể thải ra nhiều chất ô nhiễm không khí hơn so với những chiếc xe chạy trên đó.
Thông tin ngày 4/9 của Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo quy luật hằng năm, đặc biệt là tại khu vực Bắc Bộ, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5, sẽ có xu hướng tăng lên.
Sáng hôm nay (4/9), “sắc xanh” đã trở lại ở nhiều khu vực trong nội thành thành phố Hà Nội sau một ngày chìm trong ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 27 - 100, riêng có khu vực Hàng Đậu chỉ số AQI ở mức kém là 109.
Sau một thời gian được cải thiện, những ngày đầu tháng 9, chất lượng không khí Hà Nội liên tục suy giảm. Ở hầu hết khu vực, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình và kém, có nhiều nơi ở mức xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển Trái đất đã được biết đến gồm: Carbon dioxit (CO2), Dioxit sunfua (SO2), Carbon monoxit (CO), Nitơ oxit (N2O), Chlorofluorocacbon (viết tắt là CFC), Metan (CH4).
Để tìm ra các giải pháp hiệu quả chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí đô thị thì trước tiên chúng ta cần phải xác định chính xác các nguồn thải chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở nước ta.
Tỉ lệ vượt chuẩn thông số bụi lơ lửng đợt 4/2020 tại khu vực miền Nam có xu hướng giảm. Riêng tiếng ồn, tỉ lệ vượt chuẩn có xu hướng tăng tại cả hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây.
Cơ quan giám sát môi trường tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, cho biết tỉnh này sẽ thưởng tiền mặt lên tới 100.000 nhân dân tệ (tương đương 14.473,67 USD) cho những người tố giác ô nhiễm tới chính quyền.
Ô nhiễm môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng. Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay.
Ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những thảm họa cận kề, khi nó đe dọa cuộc sống của con người mọi lúc mọi nơi. Hơn 90% dân số thế giới đang hít thở không khí độc hại, kèm theo đó là những nguy cơ bệnh tật và các mối nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe.
Ở nhiều thời điểm, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức báo động khiến người dân lo lắng, các cơ quan quản lý tìm cách giảm thiểu, song dường như chưa có giải pháp căn cơ. Việc ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ hơn là điều cần thiết.
Ô nhiễm không khí có nhiều loại như ô nhiễm khí độc, ô nhiễm khí có hại cho sức khỏe. Trong đó, bụi là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu vực đô thị.