Mô hình CGE nói chung và AIM/CGE nói riêng là công cụ phân tích chính sách hiệu quả, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ứng dụng mô hình CGE mà cụ thể là AIM/CGE trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là phương pháp khả thi và phù hợp.
Tội phạm, bạo lực, nghèo đói, sức khỏe kém và ô nhiễm không khí đã giảm ở Liên minh châu Âu (EU) trong 5 năm qua, nhưng bất bình đẳng giới đã tồi tệ hơn và không có nhiều nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Liên quan đến tình trạng chất lượng không khí tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng suy giảm vào ban đêm ngày 9/6, Tổng cục Môi trường đã lên tiếng lý giải nguyên nhân.
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong thời kỳ chất lượng không khí tốt nhất năm (tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Tuy nhiên, nhiều ngày qua, cứ vào chiều tối và đêm thì không khí tại Hà Nội lại chìm trong ô nhiễm.
Các Bộ, ngành, địa phương phải cùng chung tay vào cuộc để giảm tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị của Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Phải xác định rõ: Nguyên nhân nào, giải pháp đó!
Bí thư Thành ủy Hà Nội - Vương Đình Huệ đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm, thành phố Hà Nội phải tạo chuyển biến căn bản hai lĩnh vực là ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí.
Hiện, thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành 11 trạm quan trắc không khí tự động và chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trên toàn địa bàn.
Bộ TN&MT vừa báo cáo Thủ tướng về giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí (ÔNKK) và giảm phát thải khí nhà kính (KNK) thông qua chính sách hỗ trợ phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo. Theo đó, Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; phân công các bộ, ngành liên quan thực hiện các quy định mới về kiểm soát ÔNKK, giảm phát thải KNK, hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng các phương tiện giao thông
Hầu hết vùng tâm dịch Covid-19 có liên quan đến ô nhiễm không khí là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến “Ô nhiễm không khí và tác động của Covid-19”.
Việc gần một nửa thế giới đang hạn chế đi lại vì dịch Covid-19 đã tạo nên những kết quả bất ngờ đối với chất lượng không khí, cho thấy tác động kinh khủng của con người đối với môi trường trước đó.
TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nhấn mạnh: Ô nhiễm không khí là câu chuyện chung có tính liên vùng, liên ngành. Vì vậy, để giải quyết, cần có sự liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các biện pháp quyết liệt và hiệu quả hơn nữa.
Thế giới tuần qua đều dồn sự quan tâm vào cuộc họp của nhóm G20 với cam kết thực hiện mọi biện pháp cần thiết và tức thì để ổn định cho thị trường năng lượng; đại dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, mất hơn 5.000 tỉ USD trong 2 năm tới...
Từ 21h ngày 8/4 đến 8h ngày 9/4, chất lượng không khí tại các điểm quan trắc của Thủ đô Hà Nội liên tục chạm ngưỡng “Xấu”, không tốt cho sức khỏe mọi người.
Theo dữ liệu vệ tinh mới được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố, ô nhiễm không khí từ nitơ dioxide đã giảm khoảng 40% tại ba thành phố châu Âu trong thời điểm các khu vực này tiến hành phong tỏa trên diện rộng để hạn chế sự lây lan của virus corona gây đại dịch Covid-19.
Hít thở là hoạt động sống còn có ý nghĩa quyết định duy trì sự sống của con người. Ngày nay, ô nhiễm không khí cùng với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách và đáng báo động trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Điều này khiến con người phải gánh chịu một loạt ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp.
Ngày 27/3, chỉ có 4 điểm quan trắc ở Hà Nội có chỉ số chất lượng lượng không khí AQI có màu cam (102-113), tức là chỉ những người nhạy cảm gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Trong một tuần qua, chất lượng không khí giữa các đô thị cơ bản vẫn duy trì ở mức tốt và trung bình, riêng Thủ đô Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất.