Hội thảo “tăng cường vai trò của các bên trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam” vừa diễn ra tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Sau 3 năm thực hiện, dự án "Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa" đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, 5 mô hình quản lý rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ hiệu quả đã được phát triển tại 5 thành phố.
Cuộc thi được tổ chức với mục đích kêu gọi các ý tưởng, hành động và nâng cao nhận thức của đối tượng sinh viên và học sinh, đồng thời lan tỏa thông điệp giảm thiểu rác thải nhựa, nhằm thay đổi thói quen và hành vi sử dụng nhựa.
Mặc dù, được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh quy mô, tái cơ cấu từ tháng 5/2022, tuy nhiên, dự án chăn nuôi bò Bình Hà với hệ thống chuồng trại quy mô lớn ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vẫn bị bỏ hoang.
Tỉnh Hà Tĩnh có 217 khu vực thăm dò, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, trong đó có 191 khu vực mỏ vật liệu xây dựng được khoanh định với tổng diện tích là 2.374,6 ha.
UBND TP.Hà Nội giao Sở NN&PTNT quản lý và thực hiện xây dựng 2 công trình xử lý khắc phục khẩn cấp tình trạng sạt lở kè Linh Chiểu, kè Phương Độ và kè Cẩm Đình. Tổng mức đầu tư là 145 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành thi công trước 30/6/2023.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Thiệt hại trực tiếp đối với tài sản công và tư khoảng 2,4 tỷ USD/năm (tương đương 0,8% GDP) do các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tại COP26, Việt Nam cùng 150 quốc gia khác đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" trước năm 2050. Đến nay, Việt Nam đã ghi được nhiều thành công trong công cuộc này, đặc biệt là quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Australia sẽ hỗ trợ sản xuất xe buýt điện công cộng và giúp thiết lập mạng lưới sạc EV quốc gia đầu tiên của Việt Nam, với nguồn vốn 50 triệu USD (80 triệu đô la Úc).
Nghiên cứu "Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An'' nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của tài nguyên rừng tại hai địa phương.
Tại COP27, các nhà đàm phán Hiệp định Paris kêu gọi các quốc gia tham dự hội nghị COP15 về đa dạng sinh học sắp tới nỗ lực hợp tác để đạt được một thỏa thuận và một khuôn khổ đa dạng sinh học "có tầm ảnh hưởng lớn" nhằm bảo vệ thiên nhiên đến năm 2030.
Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trong rừng ngập mặn là một trong những hoạt động đang được ngành nông nghiệp định hướng sẽ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bước đầu, việc xây dựng thí điểm mô hình này cho thấy dấu hiệu tích cực.
Với việc phân loại chất thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt và gửi xin ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Rừng Lào Cai có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với trên 5.500 loài động, thực vật. Trong đó, có nhiều loài cho lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, tinh dầu có giá trị cao.
Mặc dù đã được cấp phép xây dựng dự án hơn 10 năm, tuy nhiên 15,2ha đất bãi biển tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) của Công ty Cổ phần Golf biển Cửa Lò vẫn là một khu đất trống, bị bỏ hoang, nhếch nhác.
UBND huyện Thạch Hà vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) tổ chức lễ bàn giao mặt bằng đợt 1 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Thứ trưởng Bộ TN&MT đề nghị các đơn vị liên quan tiếp thu chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo chất lượng và thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch khác.
Chủ trương giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững của Đảng và Nhà nước; nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế của người dân.