Chủ nhật, 24/11/2024 05:50 (GMT+7)
Thứ năm, 17/11/2022 10:50 (GMT+7)

Tăng thu nhập của người dân từ mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo dõi KTMT trên

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trong rừng ngập mặn là một trong những hoạt động đang được ngành nông nghiệp định hướng sẽ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bước đầu, việc xây dựng thí điểm mô hình này cho thấy dấu hiệu tích cực.

Đa dạng hóa sinh kế của người dân dưới tán rừng ngập mặn

Tăng thu nhập của người dân từ mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa nghề rừng, nâng cao giá trị gia tăng của rừng; huy động các nguồn lực của xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR vào việc bảo vệ và phát triển rừng, gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc, thiểu số ở vùng núi có đời sống gắn liền với rừng. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo lập nguồn tài chính ngoài ngân sách, ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng và sống gắn bó với rừng.

Mặc dù diện tích rừng ven biển chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng quốc gia; nhưng rừng ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân. 

Tăng thu nhập cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 với 4 loại hình dịch vụ: Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện, thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, thu từ tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và thu từ cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Mức thu tiền DVMTR từ năm 2015 đến tháng 10/2022 là gần 33 tỷ đồng, bình quân gần 4,2 tỷ đồng/năm, thực hiện chi trả cho hơn 160.000 ha diện tích có rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng mỗi năm.

Tăng thu nhập của người dân từ mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng - Ảnh 2
Ảnh minh họa. 

Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn ở địa phương rất tốt và có hiệu quả, song về lâu dài vẫn luôn có những khó khăn, thách thức. Kinh phí cấp cho quản lý bảo vệ rừng của nhà nước hiện còn thấp. Ý thức của một số người dân chưa tốt, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên có thể vì nhiều mục đích khác nhau mà tiếp tục xâm hại rừng dưới nhiều hình thức… - bà Ngô Thị Liên nhận định.

Trong những năm trước, các tổ được nhận kinh phí hoạt động từ một số dự án, tuy nhiên, hiện tại nguồn kinh phí này không còn nữa, bởi vậy từ năm 2019 trở lại đây, 400/1.874ha rừng ngập mặn Đồng Rui được cấp kinh phí quản lý bền vững từ nguồn ngân sách tỉnh với định mức là 450.000 đồng/ha/năm.

Việc xây dựng mô hình thí điểm chi trả DVMTR đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã bước đầu tạo ra các cơ chế khuyến khích hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và người dân tham gia quản lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng ngập mặn. Đồng thời, cung cấp thông tin thực tiễn nhằm cải thiện cơ chế, chính sách trong việc chi trả DVMTR.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Tăng thu nhập của người dân từ mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới