Chủ nhật, 24/11/2024 08:55 (GMT+7)
Thứ ba, 21/09/2021 10:10 (GMT+7)

Phương án nào giải quyết với việc góp vốn của dân vào các dự án ‘treo’?

Theo dõi KTMT trên

BĐS thời kỳ sốt đã để lại hậu quả cho người mua nhà do những dự án "treo", thậm chí nhiều dự án đã kéo dài 7-10 năm. Vậy cách giải quyết đối với dự án này như thế nào? Và phương án nào để bảo vệ người dân đã góp vốn cho những dự án “treo”?

Trả lời:

Để khắc phục tình trạng dự án "treo", trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013 với các chế tài nghiêm để xử lý nghiêm tình trạng này. Cụ thể:

Tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai quy định, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;

Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Phương án nào giải quyết với việc góp vốn của dân vào các dự án ‘treo’? - Ảnh 1
Pháp luật về đất đai đã được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện để đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện các dự án. (Ảnh minh họa)

Tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: 

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; Các dự án được gia hạn; Các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lý do bất khả kháng; Cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ TN&MT và Tổng cục Quản lý đất đai.

Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung quy định về điều kiện để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nhằm lựa chọn được các chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án.

Trong đó, theo điểm c khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai: Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đây là một trong các điều kiện để Nhà nước xem xét giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mới.

Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định cụ thể về điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở (khoản 1 Điều 194 của Luật Đất đai, Điều 42 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Tại điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Sở TN&MT trong việc kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án trước khi cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà.

Như vậy, pháp luật về đất đai đã được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện để đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện các dự án để nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật về nhà ở cũng đã có các quy định yêu cầu việc công bố công khai các điều kiện bán nhà trước khi chủ đầu tư bán nhà ra thị trường.

PV

Bạn đang đọc bài viết Phương án nào giải quyết với việc góp vốn của dân vào các dự án ‘treo’?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới