Chủ nhật, 24/11/2024 05:29 (GMT+7)
Thứ bảy, 19/06/2021 19:00 (GMT+7)

Sa mạc hóa và hạn hán gây bất ổn cho cuộc sống của 3,2 tỉ người

Theo dõi KTMT trên

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) António Guterres vừa cho biết, suy thoái đất do biến đổi khí hậu và việc mở rộng nông nghiệp, thành phố và cơ sở hạ tầng gây bất ổn cho cuộc sống của 3,2 tỉ người.

Sa mạc hóa và hạn hán gây bất ổn cho cuộc sống của 3,2 tỉ người - Ảnh 1
Phụ nữ ở Burundi cuốc đất để chuẩn bị trồng trọt. (Ảnh: FAO / Giulio Napolitano)

“Đa dạng sinh học đang suy giảm, nồng độ khí nhà kính đang tăng lên và ô nhiễm xuất hiện từ những hòn đảo xa nhất đến những đỉnh núi cao nhất. Chúng ta phải sống hòa hợp với thiên nhiên”, người đứng đầu LHQ cho biết.

Bảo vệ hệ sinh thái

Ông Guterres cho biết, suy thoái đất đang làm tổn hại đến đa dạng sinh học và là tác nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, chẳng hạn như Covid-19. Theo ông, việc khôi phục đất bị suy thoái sẽ loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển, giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu và thể tạo ra thêm 1,4 nghìn tỉ USD sản xuất nông nghiệp mỗi năm.

Đặc biệt, phục hồi đất là việc làm đơn giản, không tốn nhiều chi phí và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người. Đây là một trong những cách dân chủ nhất và vì người nghèo nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm, nguyên liệu thô, đường sá và nhà cửa, con người đã thay đổi gần ba phần tư bề mặt trái đất, ngoài vùng đất bị đóng băng vĩnh viễn.

Việc tránh, làm chậm và khắc phục tình trạng mất đất sản xuất và các hệ sinh thái tự nhiên hiện nay vừa cấp bách vừa quan trọng để phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 và đảm bảo sự tồn tại lâu dài của con người và hành tinh.

Theo LHQ, phục hồi đất bị suy thoái mang lại khả năng phục hồi kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và tăng an ninh lương thực. Hơn nữa, việc này giúp phục hồi đa dạng sinh học và ngăn chặn carbon, đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và củng cố sự phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19.

Năm nay đánh dấu sự khởi đầu của Thập kỷ LHQ về khôi phục hệ sinh thái. Tổng Thư ký LHQ kêu gọi mọi người “biến vùng đất lành mạnh trở thành trung tâm cho mọi quy hoạch của chúng ta”.

Hậu quả nghiêm trọng của sa mạc hóa

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) đã chỉ ra “tác động mạnh mẽ” mà sa mạc hóa đang gây ra đối với các di sản môi trường chung, gây ra “mối đe dọa lớn” đối với sức khỏe của cộng đồng, hòa bình toàn cầu và phát triển bền vững.

Bà Azoulay gọi hiện tượng sa mạc hóa là “một lời nhắc nhở khác” về việc sức khỏe con người và môi trường có “mối quan hệ sâu sắc với nhau”.

Sa mạc hóa và hạn hán cũng làm gia tăng tình trạng khan hiếm nước vào thời điểm mà hai tỉ người vẫn chưa được tiếp cận với nước uống an toàn, hơn ba tỉ người có thể phải đối mặt với tình trạng tương tự vào năm 2050.

Sa mạc hóa và hạn hán gây bất ổn cho cuộc sống của 3,2 tỉ người - Ảnh 2
Nông dân địa phương khôi phục đất suy thoái ở Rwanda. (Ảnh: FAO / Petterik Wiggers)

Trích dẫn từ Ban Thư ký của Công ước LHQ về Chống sa mạc hóa, bà Azoulay cho hay, sa mạc hóa có thể khiến 135 triệu người phải di cư trên toàn thế giới vào năm 2030. “Những cuộc di cư là nguồn gốc của xung đột và bất ổn, điều đó cho thấy rằng sa mạc hóa cũng là một thách thức đối với hòa bình”.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác, người đứng đầu UNESCO cho rằng không thể đạt được tiến bộ bền vững nếu không có sự tham gia của tất cả mọi người, “đặc biệt là những người trẻ tuổi nhất”.

Bà Azoulay kết luận: “Chúng tay hãy cùng nhau xây dựng một tương lai bền vững để những vùng đất màu mỡ trong quá khứ không trở thành sa mạc không có người dân và không mất mát đa dạng sinh học”.

Mai Đan

Bạn đang đọc bài viết Sa mạc hóa và hạn hán gây bất ổn cho cuộc sống của 3,2 tỉ người. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới