Chủ nhật, 24/11/2024 07:29 (GMT+7)
Thứ sáu, 06/09/2019 15:25 (GMT+7)

Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có Công văn số 5893/UBND-ĐC nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các tổ chức, dự án có sử dụng đất theo quy định.

Thanh tra Chính phủ thanh tra hoạt động khai thác cát, sỏi tại Thừa Thiên – Huế

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có vi phạm pháp luật đất đai, chậm đưa đất vào sử dụng, các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký đất đai và lập thủ tục để giao đất, cho thuê đất theo quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hoạt động khai thác, sử dụng đất trái phép diễn ra thường xuyên nhưng chưa được kiểm tra và quản lý chặt chẽ.

Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất - Ảnh 1
Nhiều quả đồi bị băm nát tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc,… tình trạng “đất tặc” hoạt động cả ngày lẫn đêm vẫn diễn ra mỗi ngày. Điển hình, tại phường Thủy Phương, xã Phú Sơn,… (thị xã Hương Thủy), đây được xem như là địa bàn “nóng” của hoạt động khai thác đất trái phép.

Theo nhiều người dân ở dọc tuyến đường Dạ Lê (thị xã Hương Thủy) cho biết, thời gian vừa qua, nạn khai thác đất trái phép diễn ra rất công khai trên địa bàn phường. Đặc biệt, khai thác đất lậu gần nhà máy rác hoạt động diễn ra liên tục, tại khu đất trống gần kề nhà máy, hàng chục lượt xe tải chở đất hoạt động mỗi ngày, gây thất thoát tài nguyên và để lại nhiều hệ lụy.

Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất - Ảnh 2
Ngang nhiên xẻ núi, tạo đường đi khai thác đất trái phép ở khu vực gần Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (thị xã Hương Thủy)

Để giải quyết những vấn đề trên, công văn số 5893/UBND-ĐC yêu cầu các ban ngành liên quan nghiêm túc rà soát, đánh giá việc chấp hành ý kiến chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, chủ động xử lý, tham mưu, đề xuất xử lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, chấp hành pháp luật đất đai nhằm pháp huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại của ngành.

Đồng thời, có giải pháp quản lý tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, thống thất thu ngân sách nhà nước về nghĩa vụ tài chính, tiền thuê đất, công khai minh bạch đất đai để kêu gọi đầu tư và công khai các vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.

Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất - Ảnh 3
Khai thác không hoàn thổ, tạo ra mối nguy hiểm đến tính mạng

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thừa Thiên – Huế cần tăng cường khai thác cơ sở dữ liệu đất đai nhằm phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu của ngành và hiệu quả ngân sách nhà nước đã đầu tư. Đồng thời vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính để phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất nhằm tránh cơ sở dữ liệu địa chính lạc hậu.

Sở TN&MT cần chủ động phối hợp với Cục thuế tỉnh, các Sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, TP Huế tổ chức rà soát việc sử dụng đất của các tổ chức, hợp tác xã, các dự án đầu tư có sử dụng đất… để yêu cầu thực hiện đăng ký đất đai, xử lý giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Cùng với đó, cần chủ động tăng cường kiểm tra các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng, so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư để kịp thời lập hồ sơ xử lý vi phạm. Đây chính là cơ sở đề xuất cho gia hạn sử dụng (nếu đủ điều kiện) và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đồng thời làm cơ sở xử lý thu hồi đất sau khi hết thời gian được gian hạn nếu tiếp tục vi phạm.

Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất - Ảnh 4
Cần nghiêm túc rà soát, xử lý các hành vi khai thác trái phép, bảo vệ tài nguyên

Ngoài ra, Sở TN&MT cần tiếp tục thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện giám sát các dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND đã được đề ra trước đó như: rà soát tất cả các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh, thực hiện thủ tục thu hồi đối với các dự án chậm tiến độ, dự án ngừng hoạt động, dự án sử dụng đất sai mục đích theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, nhất là các dự án được gia hạn thời gian sử dụng đất…

Như Kinh tế Môi trường đã thông tin, tại TP Huế vẫn còn rất nhiều dự án tại các “khu đất vàng” của trung tâm thành phố, những dự án này được các chủ đầu tư thâu tóm và làm lễ động thổ xong xuôi. Sau đó lại trong tình trạng “đắp chiếu”, không triển khai xây dựng như cam kết của chủ đầu tư.

Trường Sơn - Đại Nghĩa

Bạn đang đọc bài viết Siết chặt quản lý sử dụng đất đối với tổ chức, dự án đầu tư có sử dụng đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới