Chủ nhật, 24/11/2024 08:48 (GMT+7)
Thứ tư, 17/11/2021 12:00 (GMT+7)

Số túi nylon tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh Trái Đất

Theo dõi KTMT trên

Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Rác thải nhựa tồn tại xung quanh con người, trong không khí mà chúng ta hít thở, trong băng trên đỉnh Everest, trong nước chúng ta uống, trong cá chúng ta ăn và thậm chí nó còn được phát hiện gần đây trong nhau thai người. Nhựa cũng có những tác động tiêu cực gián tiếp đến môi trường sống của con người trong suốt vòng đời của nó, hậu quả của chúng không thể nhìn thấy và cũng không rõ ràng.

Lượng rác thải nhựa khổng lồ được thải ra môi trường hàng ngày thực sự là mối đe dọa tới môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Những cảnh báo về ô nhiễm rác thải liên tục được nâng cao, dù các quốc gia đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề rác nhựa và tái chế.

Khi rác thải nhựa được đưa vào đại dương sau một thời gian sẽ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, tảo nên sẽ mất dần các mùi hóa chất và chuyển sang mùi tự nhiên, thậm chí là giống mùi thức ăn của các sinh vật biển.

Số túi nylon tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh Trái Đất - Ảnh 1
Lượng rác thải nhựa khổng lồ được thải ra môi trường hàng ngày thực sự là mối đe dọa tới môi trường và sức khỏe con người. (Ảnh: Shutterstock)

Theo ước tính, lượng rác thải nhựɑ trôi ra đại dương hiện nay khoảng 8 triệu tấn/năm. Ngày càng nhiều loại mảnh nhựɑ trôi ra biển, gây tác hại cho môi trường biển và động vật hoang dã. Khi chim đi kiếm ăn, chúng có thể nhầm lẫn bật lửa, nắp chai với cá. Nếu nuốt ρhải, rác thải nhựa sẽ nằm lại trong ruột, không thể đào thải, khiến sức khỏe con vật gặρ rủi ro.

Do đó, vấn đề rác thải nhựa một lần nữa được các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgow (Anh) tháng 11 vừa qua. Cũng tại COP26, 6 sự liên kết giữa vòng đời của rác thải nhựa với biển đổi khí hậu toàn cầu cũng đã được nêu ra.

Hầu hết con người không nhận ra rằng nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Trên thực tế, ngành công nghiệp nhựa chiếm khoảng 6% lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu và dự kiến ​​sẽ đạt 20% vào năm 2050. Do đó, do các quá trình sử dụng năng lượng để chiết xuất và chưng cất dầu, sau đó là việc sản xuất nhựa tạo ra một lượng lớn phát thải khí nhà kính (GHG).

Bên cạnh đó, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi nhựa được vứt bỏ trong các thùng tái chế, nó sẽ được xử lý. Nhưng trên thực tế không phải vậy, chỉ có 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn cầu và phần còn lại được thải ra môi trường tự nhiên. Hiện nay, khu vực Nam Á là nơi tạo ra rác thải nhựa lớn nhất thế giới với khoảng 26 triệu tấn mỗi ngày. Đây cũng là khu vực có tỉ lệ chất thải được đổ công khai không qua xử lý cao nhất với 75%.

Những con số “biết nói” 

5.250 tỉ mảnh rác thải nhựa nằm trong các đại dương, trong đó 269.000 tấn trôi nổi, 4 tỉ sợi nhỏ trên mỗi km2 nằm dưới bề mặt. Điều này tương tự đổ một xe rác toàn nhựa vào đại dương trong 1 phút. 

700 loài sinh vật biển đang chịu ảnh hưởng bởi rác nhựa đại dương.

Số lượng rác tăng từ 2,3 triệu tấn vào năm 1950 lên 448 triệu tấn vào năm 2015. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.

Số túi nylon tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh Trái Đất - Ảnh 2
Rác thải nhựa đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, hệ sinh thái. (Ảnh: Báo TN&MT)

8,3 triệu tấn rác nhựa bị thải ra đại dương hàng năm, trong đó, 236.000 là vi nhựa mà các sinh vật biển nhầm với thức ăn. Với tốc độ như vậy ước tính đến năm 2050, rác ở đại dương sẽ nhiều hơn cá.

5.000 tỉ túi nylon được con người sử dụng và tiêu thụ mỗi năm, tương đương hơn 160.000 túi nhựa mỗi GIÂY! Số túi nylon tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh Trái Đất nếu được đặt cạnh nhau.

500-1000 năm là thời gian để nhựa có thể phân hủy. Hiện tại 79% được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc đại dương, trong khi chỉ9% được tái chế và 12% được đốt. 

80% ô nhiễm môi trường biển toàn cầu đến từ phần nước mưa chảy qua đất canh tác nông nghiệp và chảy ra biển, nước thải không được xử lý và thuốc trừ sâu.

90% các mảnh vỡ đại dương trên toàn thế giới chỉ đến từ10 con sông.

104 triệu tấn nhựa sẽ tồn tại trên Trái Đất vào năm 2030, gây ô nhiễm các hệ sinh thái hành tinh.

100.000 cá thể rùa biển và các loài động vật biển khác chết hàng năm vì bị túi nylon “bóp cổ”, hoặc nhầm nylon thành thức ăn. 

480 tỉ chai nhựa được bán trên toàn cầu năm 2016, tương đương với 1 triệu chai mỗi phút, những chai nhựa uống nước là một trong những nguồn lớn nhất gây ô nhiễm rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, lượng rác thải nhựa do con người xả thải ra mỗi năm đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Từ năm 2000, thế giới đã sản xuất ra một lượng túi nhựa bằng tổng lượng túi nhựa của tất cả các năm trước cộng lại, trong đó 1/3 lượng nhựa này đã bị xả vào tự nhiên.

Trung bình 1 túi nylon được sử dụng trong tối đa 12 phút nhưng chúng cần hàng nghìn năm để phân hủy. Túi nylon là 1 trong 5 đồ vật được tìm thấy nhiều nhất tại các bãi biển.

Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28-0,73 triệu tấn mỗi năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Số túi nylon tiêu thụ trong 1 giờ có thể quấn 7 vòng quanh Trái Đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới