Chủ nhật, 24/11/2024 07:45 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/10/2021 09:30 (GMT+7)

Sự hồi sinh của các virus cổ đại từng gây thảm họa tuyệt chủng

Theo dõi KTMT trên

Lớp băng vĩnh cửu như một chiếc tủ lạnh tự nhiên lưu giữ mọi thứ chôn vùi trong suốt hàng trăm nghìn năm. Khi băng tan do khí hậu nóng lên, nguy cơ sẽ xảy ra tình trạng các loại virus cổ đại hồi sinh.

Băng vĩnh cửu là gì?

Trong địa chất học, tầng đất đóng băng vĩnh cửu hay tầng băng giá vĩnh cửu là tầng đất ở hoặc dưới điểm đóng băng của nước 0°C (32°F) trong hai năm trở lên. Hầu hết các lớp băng vĩnh cửu nằm ở vĩ độ cao (tức đất gần Bắc Cực và Nam Cực) có thể xảy ra trên các núi ở vĩ độ thấp hơn nhiều.

Đất đóng băng vĩnh cửu là một tầng dày đông cứng, chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc Cực, lưu giữ lượng carbon nhiều gấp đôi lượng carbon trong không khí.

Không thể đảo ngược

Theo một bài báo của Science Times, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến các vùng ở cực bắc của Trái Đất. Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể giải phóng các thành phần nguy hiểm như hóa chất độc hại và vật liệu phóng xạ được tích tụ từ thời Chiến tranh Lạnh, cũng như các vi sinh vật như virus đã mắc kẹt trong băng một thời gian dài.

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đã không ngừng đóng băng bề mặt của Bắc Bán cầu trong 800.000 đến 1 triệu năm. Tuy nhiên, những tác động tàn phá của khí hậu đã và đang tước đi từng vùng băng vĩnh cửu. Ngay cả trữ lượng băng cổ đại bị chôn vùi sâu bên dưới các lớp đá cũng đang dần bị nhiệt độ gia tăng gây ảnh hưởng.

Sự hồi sinh của các virus cổ đại từng gây thảm họa tuyệt chủng - Ảnh 1
Lớp đá tan chảy sẽ làm khí metan thoát ra, càng làm đẩy nhanh tiến trình ấm nóng toàn cầu.

Vào năm 2014, giáo sư Jean-Michel Claverie từ Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết họ đã hồi sinh và phân tích thành công "virus Siberia cổ đại", một "quái vật" nhỏ đáng sợ từng được nhóm của ông đem về từ vùng băng giá vài năm về trước.

Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác. Nó đã gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến loài ma mút và cả con người, không phải tổ tiên chúng ta mà là người Neanderthals – một loài người khác đã tuyệt chủng.

Theo giáo sư Claverie, một số căn bệnh hiện đại hơn một chút cũng đang được niêm phong trong các khối băng có nguy cơ bị tan chảy sắp tới: Bệnh than, bệnh đầu mùa và một số loại cúm.

Bằng chứng là một sự kiện đáng sợ được ghi nhận năm 2016: Một cậu bé 12 tuổi chết sau khi bị nhiễm bệnh than từ vùng đất hẻo lánh từ bán đảo Yamal thuộc Siberia không có "F0", mà lây từ chính những mầm bệnh bị băng tan giải phóng.

Mặc dù những virus khổng lồ cổ xưa này chỉ lây nhiễm lên vi sinh vật, nhưng khả năng tái sinh của chúng sau hàng thiên niên kỷ là đáng báo động. Các nhà khoa học không loại trừ rằng, trong lớp băng vĩnh cửu có những mầm bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho con người.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, băng tan có thể giải phóng vi khuẩn và virus ẩn mình trong lớp băng sau hàng triệu năm, tạo nên hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm trên quy mô toàn cầu trong tương lai.

Đồng thời, các chuyên gia đã phát hiện khoảng 30 chủng virus hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học hiện đại trong một tảng băng ở Trung Á. Kết quả nghiên cứu khẳng định những loại virus này ưa lạnh, phát triển và sinh sôi ở nhiệt độ thấp, trong khoảng từ -20°C đến 10°C.

Chưa hết, nhiều ý kiến quan ngại, ẩn sâu dưới các lớp băng vĩnh cửu là những loại virus cổ đại nguy hiểm hơn từng gây ra đại dịch toàn cầu.

Một số báo cáo lại suy đoán, các bệnh đã từng bị xóa sổ trước đây như đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, dịch hạch hay đậu mùa nhiều khả năng được trữ lạnh trong lớp băng vĩnh cửu. Điều này hoàn toàn có căn cứ khi lớp đất nằm sâu dưới các lớp băng vĩnh cửu lại là một môi trường lý tưởng để "nuôi sống" các loại vi khuẩn và virus.

Một nghiên cứu của Pháp năm 2019 đã chứng minh có thể "đánh thức" một virus 30.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu khi băng tan hoàn toàn thành nước và được làm nóng.

Theo đó, băng chỉ đóng vai trò như một chủ thể lưu trữ tạm thời, và một ngày nào đó những mầm bệnh nguy hiểm có thể tái xuất trong hệ sinh thái khi băng tan chảy, gây ra nhiều thảm họa đối với loài người...

Không chỉ giải phóng lượng khí carbon và metan, lớp băng vĩnh cửu đang tan dần và hé lộ những bí mật ẩn giấu. Theo các chuyên gia, quá trình này có thể làm hồi sinh những mầm bệnh chết chóc vốn đã vắng bóng hàng nghìn năm, bao gồm những vi khuẩn và virus chưa xác định có trong mô của các động vật hóa thạch được ướp xác và các bong bóng khí trong lớp băng.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Sự hồi sinh của các virus cổ đại từng gây thảm họa tuyệt chủng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới