Sự tươi tốt của rừng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân
Nghiên cứu trên tạp chí One Earth đã tiến một bước xa hơn và ước tính số người sống ở những nơi bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiệt độ nóng lên do chặt phá rừng. Nạn phá rừng là nguyên nhân cốt lõi gây nguy hiểm cho người dân làm việc ngoài trời.
Vùng nhiệt đới trở nên ngày một nóng hơn do sự kết hợp giữa nạn phá rừng và tình trạng biến đổi khí hậu – và có thể làm giảm khả năng làm việc an toàn ngoài trời của người lao động.
Các nhà nghiên cứu đã nêu kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí One Earth, trong đó ước tính bao nhiêu giờ làm việc an toàn của người dân vùng nhiệt đới đã bị mất do sự thay đổi nhiệt độ địa phương liên quan với việc mất cây trong vòng 15 năm qua 1.
“Có sự suy giảm không cân xứng lớn trong những giờ làm việc an toàn liên quan đến phơi nhiễm nhiệt của con người trong những vùng có rừng bị chặt phá chỉ trong vòng 15 đến 20 năm qua”, Luke Parsons, một nhà khoa học khí hậu ở trường đại học Duke nói. “Chỉ một thay đổi nhỏ của biến đổi khí hậu xảy ra trong vòng 15 năm nhưng sự gia tăng của cường độ phơi nhiễm nhiệt ẩm của người sống trong những nơi có rừng bị chặt phá lớn hơn rất nhiều so với biến đổi khí hậu”.
Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc phá rừng liên quan đến việc gia tăng nhiệt độ địa phương. Cây cối ngăn bức xạ mặt trời và đem lại bóng mát. Chúng cũng làm mát không khí thông qua việc hóa hơi, một chu trình khi cây cối vận chuyển nước từ đất, sau đó hóa hơi nước khỏi bề mặt lá, tương tư hiện tượng đổ mồ hôi trên da để làm mát.
“Cây ở vùng nhiệt đới dường như giới hạn với các mức nhiệt độ cực đại mà không khí có thể đạt tới. Một khi chúng ta hạ cây xuống thì chúng ta sẽ mất đi khả năng làm mát tự nhiên và có thể phải đón nhận không khí nóng”, Parsons nói. “Tại rừng Amazon của Brazil, nơi những diện tích lớn của rừng mưa nhiệt đới đã bị làm sạch trong vòng 15 đến 20 năm, vào buổi chiều có thể nóng hơn 10 độ so với những nơi vẫn còn rừng”.
Nghiên cứu trên tạp chí One Earth đã tiến một bước xa hơn và ước tính số người sống ở những nơi bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiệt độ nóng lên do chặt phá rừng. Sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và các quan sát khí tượng, Parsons và đồng nghiệp đã dò theo các mức nhiệt độ và độ ẩm của vùng trong 94 quốc gia có vĩ độ thấp có rừng nhiệt đới ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á từ năm 2003 đến năm 2018.
Họ ước tính rằng tại các vùng có rừng bị phá hiện nay, khoảng năm triệu người mất it nhất nửa giờ làm việc an toàn mỗi ngày- khi thời tiết bên ngoài trở nên quá nóng và ẩm ướt khiến công việc lao động trở nên nặng nhọc. Trong số này có ít nhất 2,8 triệu người làm việc ngoài trời làm việc tay chân trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng. Các công việc “thổ mộc” làm tăng lượng nhiệt bên trong cơ thể con người, vốn kết hợp với độ ẩm và cái nóng của môi trường, làm tăng nguy cơ căng thẳng do nhiệt và bệnh liên quan đến nhiệt, bao gồm đột quỵ do nhiệt, vốn có thể dẫn đến tử vong.
“Những vùng nhiệt đới đang ở trên đà trở nên quá ẩm và quá nóng với an toàn lao động bởi biến đổi khí hậu. Việc phá rừng có thể thúc đẩy những vùng này vượt qua nó để rơi vào môi trường làm việc thậm chí còn thiếu an tòan hơn”, Parsons nói.
Nghiên cứu này cũng ước tính có gần 100.000 người sống ở vùng nhiệt đới mất hơn hai giờ làm việc an toàn do nhiệt độ gia tăng liên quan đến tình trạng phá rừng, và hơn 90% trong số này sống ở châu Á. Parsons giải thích, sự phân bố không cân xứng này là do mật độ dân số đông của châu Á.
“Tôi nghĩ nghiên cứu này mang một thông điệp nhiều nghĩa. Điều đáng buồn là nếu chúng ta chặt cây, chúng ta không chỉ gây ra những vấn đề cho hệ sinh thái và phát thải carbon toàn cầu mà chúng ta có thể mấ đi các ‘dịch vụ’ làm mát tự nhiên của các vùng đất, vốn đã đem lại một nơi thoải mái và an toàn để làm việc. Nhưng điều tích cực là nếu chúng ta coa thể ngăn tình trạng phá rừng, chúng ta có thể duy trì được các ‘dịch vụ’ làm mát tự nhiên cùng với tất cả những lợi ích mà rừng có thể đem lại. Quan trọng hơn, mối liên hệ giữa sự tươi tốt của rừng và sức khỏe của người dân dịa phương có thể đem lại đề xuất về việc bảo vệ rừng”, Parsons nói.
Nguyễn Linh (T/h)