Tối 12/8, tại Nha Trang, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Mạnh giàu từ biển quê hương".
Để hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1 - 8/6) năm 2023 với chủ đề “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”.
Phấn đấu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển.
Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, Việt Nam hiểu rõ giá trị của phát triển kinh tế đại dương bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biển và đại dương cho các thế sau.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phải hoàn thành Quy hoạch không gian biển Quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ quốc gia thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn 2045.
Những cánh đồng cỏ biển trong lòng đại dương liên tục hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) từ bầu khí quyển và tạo ra oxy để hỗ trợ sự sống cho chúng ta.
Theo các nhà khoa học, không tạo ra chất thải, năng lượng do nguồn nước biển sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỉ năm. Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sóng biển.
Rừng Kelp gần Cape Town đã lọt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới 'mới' của Bloomberg. Nó tiêu biểu cho cách những người tự do Nam Phi đang bảo vệ đại dương bằng niềm đam mê.
Quần đảo Galapagos nằm ở phía Đông Thái Bình Dương với sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú và cũng là nơi bảo tồn hệ sinh thái biển hàng đầu thế giới.
Nghị định 11/2021/NĐ-CP đảm bảo việc sử dụng biển phải phù hợp với các quy hoạch; loại trừ những mâu thuẫn, xung đột trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển...
Thông điệp “Đại dương: Sự sống và sinh kế” làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái biển, lan tỏa ý nghĩa của đại dương đối với hoạt động sinh kế của con người và nguồn sống của muôn loài trên Trái Đất.
Ngày Đại dương thế giới năm 2021 với chủ đề “Đại dương: Sự sống và sinh kế” nhằm làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái biển, lan tỏa ý nghĩa của đại dương với hoạt động sinh kế của con người.
Bộ TN&MT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị định 11/ND-CP sửa đổi về giao cho thuê khu vực biển cũng đã đưa ra mức giá cụ thể cho thuê từng khu vực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để “đánh thức” tiềm năng khu vực biển thì cần tính toán linh hoạt, điều chỉnh hàng năm để phù hợp với thực tiễn.
Ngày 8/4, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) khởi động Dự án quan hệ Đối tác GloLitter, với sự tài trợ ban đầu đến từ Chính phủ Na Uy.
Dưới tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, các loài sinh vật biển đã và đang thay đổi khu vực sinh sống thường xuyên xa khỏi đường xích đạo. Xu hướng này diễn ra ở tất cả các loài và trên quy mô toàn cầu.
Công tác bảo tồn biển, gìn giữ đa dạng sinh học biển, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển trở nên cấp bách.
Trong tư duy phát triển kinh tế biển, nhiều địa phương vẫn xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn các lợi ích lâu dài.