Chủ nhật, 24/11/2024 08:56 (GMT+7)
Thứ bảy, 13/11/2021 08:00 (GMT+7)

Năng lượng từ sóng biển, tiềm năng cực lớn chưa khai phá ở Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Theo các nhà khoa học, không tạo ra chất thải, năng lượng do nguồn nước biển sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỉ năm. Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sóng biển.

Tuần vừa qua, chương trình Phát triển kinh tế năng lượng phát sóng với chủ đề "Khai phá năng lượng từ sóng biển" cùng với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS); Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV POWER).

Một phép so sánh đã được các nhà khoa học đưa ra, nếu mỗi mét vuông của tấm pin mặt trời nhận được từ 0,2 đến 0,3 kW năng lượng mặt trời, mỗi mét vuông của tháp điện gió sẽ hấp thụ từ 2 đến 3 kW. Trong khi đó, mỗi mét vuông của bờ biển nhận được tới 30 kW năng lượng sóng biển.

Năng lượng từ sóng biển, tiềm năng cực lớn chưa khai phá ở Việt Nam - Ảnh 1
Chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỉ trọng cao hơn không khí.

Phương pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng máy phát điện đặt nổi trên mặt biển, đóng vai trò như một cái bơm nằm ngang, pít tông nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pít tông cũng chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén.

Không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của tua-bin làm cho máy phát điện hoạt động, biến năng lượng sóng biển thành điện năng. 

Có một điều rõ ràng, năng lượng sóng biển là vô tận, là nguồn năng lượng chưa được khai thác có thể giúp chúng ta giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Năng lượng sóng còn có các ưu điểm khác so với năng lượng mặt trời và gió. Sóng rất dễ dự báo và không giống như năng lượng mặt trời – chỉ hoạt động vào ban ngày, năng lượng sóng có thể được khai thác cả ngày liên tục.

Không tạo ra chất thải, không đòi hỏi chi phí bảo trì cao nên năng lượng sóng biển từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới khai thác. Tuy nhiên, thiết bị phát điện dùng năng lượng sóng biển phổ biến hiện nay thường chỉ phù hợp với những vùng biển có chiều cao sóng trung bình từ 2 m đến 6 m. Trong khi đó, chiều cao sóng trung bình ở Việt Nam là từ 0,3 m đến 2 m.

Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo từ biển "cực lớn", vấn đề là cần lựa chọn và phát triển công nghệ để khai thác tương xứng với tiềm năng mà đại dương ban tặng. Các công nghệ năng lượng mới từ biển không những giúp giảm phát thải CO2 mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn năng lượng trong tương lai.

Hiện tại, năng lượng sóng ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu nghiên cứu và phải tìm ra được loại công nghệ phù hợp. Dẫu vậy, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm tòi, cải tiến công nghệ để khai thác nguồn năng lượng xanh vô tận này.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Năng lượng từ sóng biển, tiềm năng cực lớn chưa khai phá ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới