Chủ nhật, 24/11/2024 08:36 (GMT+7)
Thứ ba, 20/04/2021 16:53 (GMT+7)

Thiết lập lại trật tự khai thác tài nguyên môi trường biển

Theo dõi KTMT trên

Bộ TN&MT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vừa qua, Bộ TN&MT, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã triển khai Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan và các thành phố có biển để xây dựng Quy hoạch này hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển.

Tích hợp, giải quyết xung đột nhiều quy hoạch ngành

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, việc triển khai nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm triển khai các chính sách quan trọng phục vụ công tác quản lý Nhà nước về biển và hải đảo và tăng cường hợp tác quốc tế. Đặc biệt là cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.

Đồng thời, Quy hoạch này sẽ bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội; phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Qua đó, tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với bảo vệ môi trường biển, hải đảo và phát triển bền vững kinh tế biển.

Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xác định là quy hoạch đa ngành bằng việc cần xem xét, tích hợp khoảng 34 Quy hoạch ngành khác nhau để sắp xếp không gian biển hợp lý cho các ngành, lĩnh vực.

Qua việc tích hợp và sắp xếp lại các hoạt động khai thác theo thứ tự ưu tiên trên cùng một không gian biển, sẽ giải quyết các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển. Quy hoạch này được thiết lập cũng đưa ra kỳ vọng xử lý các khu vực chồng lấn giữa các quy hoạch đang xảy ra hiện nay bằng cách ưu tiên cho bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái và đặc điểm tự nhiên vùng, liên vùng.

Thiết lập lại trật tự khai thác tài nguyên môi trường biển - Ảnh 1
Ưu tiên phát triển các khu đô thị ven biển theo hướng đô thị xanh, thông minh. (Ảnh: MH)

Phân định không gian biển cụ thể

Từ việc tích hợp, phân tích và giải quyết mâu thuẫn, xung đột các ngành khai thác biển, sản phẩm của Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ có hệ thống các Bản đồ Quy hoạch và Kết quả phân vùng và thể hiện trên Bản đồ phân vùng, quy hoạch để các ngành dựa vào đó thực hiện.

Theo đó, không gian biển sẽ được phân thành các mảng không gian khác nhau cho các mục đích khác nhau, cụ thể sẽ có khoảng 12 khu vực/vùng cho mục đích sử dụng được thể hiện rõ: Khu vực/vùng cho  quốc phòng, an ninh; bảo tồn, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển; ưu tiên cho phát triển các khu du lịch, hoạt động du lịch và dịch vụ; Khu vực/vùng ưu tiên cho hoạt động khai thác và đánh bắt hải sản; phát triển các vùng nuôi trồng thủy hải sản; Khu vực/vùng ưu tiên cho phát triển các nguồn năng lượng tái tạo; Khu vực/vùng ưu tiên cho phát triển cảng biển, hoạt động hàng hải; ưu tiên cho phát triển các khu công nghiệp ven biển; Khu vực/vùng ưu tiên cho phát triển các khu đô thị ven biển theo hướng đô thị xanh, thông minh; Khu vực/vùng ưu tiên cho phát triển các hoạt động hàng không dân dụng, phòng không và các hoạt động khác trên vùng trời của Việt Nam; Khu vực/vùng ưu tiên cho nghiên cứu khoa học biển, vùng có khả năng cho phép nhận chìm các vật chất và các hoạt động khác.

Những phân khu sử dụng và được ưu tiên này được thiết lập dựa trên chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển các ngành kinh tế biển, hiện trạng và yêu cầu về bảo tồn các hệ sinh thái biển; bảo vệ môi trường biển và nhu cầu sử dụng không gian biển cho các mục đích quốc phòng, an ninh. Dựa trên hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển của các ngành cũng như phân tích, đánh giá tình hình diễn biến trong khu vực và thế giới.

Minh Thư

Bạn đang đọc bài viết Thiết lập lại trật tự khai thác tài nguyên môi trường biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới