Chủ nhật, 24/11/2024 06:01 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/10/2022 09:55 (GMT+7)

Tại Quảng Nam, có thể bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường thế giới

Theo dõi KTMT trên

Mỗi năm Quảng Nam có thể thu về khoảng 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ Carbon rừng, từ đó góp phần giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

Quảng Nam là địa phương đầu tiên được Chính phủ đồng ý cho phép lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng trong vòng 5 năm (2021-2025).

Hiện Quảng Nam có hơn 680.000 ha ta rừng, với độ che phủ đạt 58,6%, trong đó có 466.113 ha rừng tự nhiên. Với khả năng hấp thụ khoảng hơn 11,2 triệu tấn khí Carbon trong giai đoạn từ 2018-2030, Quảng Nam hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu, điều kiện để bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường thế giới.

Tại Quảng Nam, có thể bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường thế giới - Ảnh 1

Quảng Nam hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu, điều kiện để bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường thế giới. (Ảnh minh họa)

"Với 466.113 ha rừng tự nhiên, ước tính mỗi năm Quảng Nam có thể thu về khoảng 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ Carbon rừng, từ đó góp phần giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Bán tín chỉ Carbon rừng sẽ qua đấu thầu quốc tế và đảm bảo các tiêu chí về quản lý, bảo vệ rừng theo quy định. Tuy nhiên, việc Chính phủ đồng ý cho phép Quảng Nam lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng mở ra cơ hội lớn cho tỉnh. Đến nay, có 5 nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký mua lại giấy phép/tín chỉ Carbon rừng của tỉnh.

Tuy nhiên do còn vướng mắc các thủ tục quốc tế, đàm phán với nhà đầu tư nên đề án đang được các ngành liên quan tập trung tháo gỡ.

Thông tin trước đó cho biết, trước khi xây dựng Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ khí CO2 rừng, Quảng Nam có nhiều năm chuẩn bị triển khai kế hoạch REDD+. Theo đó, các huyện miền núi thuộc diện ưu tiên phục hồi rừng gồm Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Hiệp Đức, Tây Giang, Tiên Phước, Núi Thành, Phú Ninh, Nông Sơn. Trong giai đoạn thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, tỉnh Quảng Nam sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký hợp đồng đầu tư, thu mua tín chỉ carbon rừng. Hiện, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đã quan tâm đầu tư và mong muốn mua tín chỉ Carbon rừng của Quảng Nam.

Nếu làm được Đề án, thì bình quân mỗi năm tỉnh Quảng Nam sẽ thu được từ 5-10 triệu USD. Từ nguồn thu ngoài ngân sách trên, cùng với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, Quảng Nam sẽ tập trung nguồn lực để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là phát triển rừng gỗ lớn; tập trung đẩy mạnh phát triển rừng gỗ lớn, hướng đến sản xuất công nghiệp có giá trị gia tăng cao thay vì duy trì trồng rừng gỗ nhỏ, có giá trị gia tăng thấp như hiện nay.

Các  chuyên giac cho rằng, việc phát triển thị trường carbon sẽ giúp tạo ra sinh kế của người dân, chủ rừng và đồng thời thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Trong tương lai rất gần, sẽ có những người dân, nhóm hộ gia đình, hợp tác xã vùng rừng núi kinh doanh thương mại, môi giới đầu tư tín chỉ carbon rừng, tạo ra bước phát triển chưa từng có trong lâm nghiệp.

Theo ông Lê Đức Tuấn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nông Sơn (Quảng Nam), đề án bán tín chỉ carbon rừng khi đi vào thực tiễn sẽ giúp người dân địa phương và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hưởng lợi từ nguồn kinh phí thu được từ rừng. “Để chuẩn bị cho việc bán tín chỉ carbon rừng, lực lượng kiểm lâm đã huy động mọi lực lượng tại địa phương, tập trung tuần tra, truy quét quyết liệt việc khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản cũng như săn bắt động vật hoang dã trái phép”, ông Tuấn cho biết.

Theo tính toán sơ bộ, mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn carbon dioxide (CO2), hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 tương đương. Quảng Nam hiện có gần 630.000 ha rừng tự nhiên, mỗi năm trữ được xấp xỉ 1 triệu tấn carbon. Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng sẽ giúp Quảng Nam tăng 20% diện tích rừng tự nhiên trong vòng 10 năm tới, qua đó, nâng độ che phủ rừng lên 61% vào năm 2025, phục hồi và làm giàu rừng đạt khoảng 7 triệu mét khối gỗ và giảm phát thải khoảng 14 triệu tấn CO2 từ rừng vào năm 2030.

Trong giai đoạn thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, Quảng Nam sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký hợp đồng đầu tư, thu mua tín chỉ carbon rừng. Hiện, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước  quan tâm đầu tư và mong muốn mua tín chỉ carbon rừng của Quảng Nam.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đây là lĩnh vực mới, cần phải qua đấu thầu quốc tế nên tỉnh đang phối hợp với các bộ, ngành Trung ương triển khai.

Ông Thanh nói: “Quảng Nam đã làm việc với các nhà đầu tư, các nhà tư vấn để hoàn thiện đề án này, nếu làm được, bình quân mỗi năm tỉnh sẽ thu được 5-10 triệu USD, cộng với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, Quảng Nam sẽ dùng nguồn lực này để gia tăng công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là phát triển rừng gỗ lớn, hướng đến sản xuất công nghiệp có giá trị gia tăng cao”.

Tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Mỗi tín chỉ các-bon được xác nhận là 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2 gọi chung là 1 tấn CO2 (viết tắt là CO2e). Tín chỉ carbon rừng được xác định từ lượng CO2 hoặc CO2e được tạo ra từ hoạt động REDD+. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính thông qua REDD+.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Tại Quảng Nam, có thể bán tín chỉ Carbon rừng ra thị trường thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới