Chủ nhật, 24/11/2024 08:18 (GMT+7)
Thứ hai, 15/11/2021 13:00 (GMT+7)

Tây Ninh: Đánh giá tác động địa chất núi Bà Đen sau sạt lở

Theo dõi KTMT trên

Chiều tối ngày 14/11 một số khu vực trên núi Bà Đen bị sạt lở cục bộ, đây là điều hiếm khi xảy ra tại khu vực này từ trước đến nay.

Ông Trần Hải Sơn - Phó Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) giải thích, hiện tượng mưa lớn kéo dài suốt 2 tuần qua khiến cho khu vực núi Bà Đen bị sạt lở cục bộ. 

Địa điểm sạt lở nhiều nhất thuộc phía sau chùa Bà. Vị trí sạt lở tập trung ở khu vực lưng chừng núi, tại một số nơi địa chất yếu, khu vực đá mồ côi. Khu vực sạt lở không thuộc phạm vi các công trình, dự án đang xây dựng quanh Núi Bà Đen.

Tây Ninh: Đánh giá tác động địa chất núi Bà Đen sau sạt lở - Ảnh 1
Sạt lở tại núi Bà Đen - tỉnh Tây Ninh chiều tối ngày 14/10.

Ông Trần Hải Sơn cho hay, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên ngành kịp thời đánh giá những tác động địa chất có thể xảy đến tiếp theo trong tình hình thời tiết vẫn tiếp tục mưa lớn, để xây dựng phương án ứng phó với hiện tượng sạt lở những ngày tới. 

Đồng thời, yêu cầu Ban quản lý núi Bà Đen cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, kịp thời bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời khắc phục, chuẩn bị phương án ứng phó với mọi tình huống.

Tây Ninh: Đánh giá tác động địa chất núi Bà Đen sau sạt lở - Ảnh 2
Người dân sống cạnh núi Bà Đen lo sợ hiện tượng sạt lở ảnh hưởng tới cuộc sống.

Được biết, núi Bà Đen cao 986 m, ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ, biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Núi nằm cách trung tâm Thành phố Tây Ninh 11 km, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 52 km.

Núi Bà Đen có diện tích 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là Núi Heo, Núi Phụng, núi Bà Đen.

Nguyễn Thật

Bạn đang đọc bài viết Tây Ninh: Đánh giá tác động địa chất núi Bà Đen sau sạt lở. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới