Chủ nhật, 24/11/2024 07:02 (GMT+7)
Thứ năm, 25/03/2021 15:15 (GMT+7)

Thả khỉ đuôi lợn và trăn gấm về môi trường tự nhiên

Theo dõi KTMT trên

Ngày 25/3, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước), cho biết đơn vị vừa phối hợp với lực lượng kiểm lâm thả 2 con khỉ đuôi lợn và 1 con trăn gấm về môi trường tự nhiên.

Thả khỉ đuôi lợn và trăn gấm về môi trường tự nhiên - Ảnh 1
Thả khỉ đuôi lợn và trăn gấm vào rừng tự nhiên. (Ảnh: TTXVN phát)

Ba động vật hoang dã trên đã được Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật tiếp nhận từ người dân, sau đó được chữa trị, theo dõi và nuôi dưỡng ở môi trường bán hoang dã.

Theo Trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển sinh vật, sau khi thả vào môi trường tự nhiên, đơn vị tiếp tục theo dõi quá trình thích nghi với điều kiện sống hoang dã tự nhiên của các con động vật này. Nếu chúng chưa thích nghi được với môi trường tự nhiên, đơn vị sẽ thu giữ lại để tiếp tục cứu hộ trước khi tái thả vào môi trường tự nhiên.

Thả khỉ đuôi lợn và trăn gấm về môi trường tự nhiên - Ảnh 2
Khỉ đuôi lợn sau khi được thả vào rừng tự nhiên. (Ảnh: TTXVN phát)

Khỉ đuôi lợn chó tên khoa học là Macaca Leonia thuộc bộ linh trưởng  Primates; phân bố chủ yếu ở các khu rừng thuộc Nam và Đông Nam Á.

Khỉ đuôi lợn đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).

Trăn gấm tên khoa học là Python reticulatus được xếp vào danh lục CITES phụ lục II, thuộc nhóm IB, nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng, cần triệt để việc cấm săn bắt và mua bán trái phép.

Sỹ Tuyên

Bạn đang đọc bài viết Thả khỉ đuôi lợn và trăn gấm về môi trường tự nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới