Chủ nhật, 24/11/2024 06:58 (GMT+7)
Thứ tư, 26/08/2020 14:05 (GMT+7)

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga

Theo dõi KTMT trên

Nằm cách thủ đô Moscow, Nga khoảng 200km về phía Nam, đồng hoa hướng dương tại tỉnh Tula những ngày này đang vào độ khoe sắc rực rỡ nhất. Nhiều người tận dụng cơ hội cuối cùng trong năm để lưu lại những khoảnh khắc rực rỡ cùng "loài hoa mặt trời".

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 1

Cũng như đồng hoa hướng dương ở Tula, hướng dương trên các cánh đồng ở nhiều nơi trên đất nước Nga không chỉ khoe sắc trong nắng vàng và nền trời xanh ngắt, mà cũng là lúc chúng đã chín rộ chờ thu hoạch.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 2

Hướng dương được trồng phổ biến tại Nga, do mang lại nhiều giá trị kinh tế. Ngoài để lấy hạt, ép dầu và sản xuất thức ăn cho gia súc, hướng dương cũng là loại cây cần thiết để sản xuất mật ong.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 3

Năm 2019, diện tích gieo trồng hướng dương tại Nga đạt hơn 8 triệu ha. Trong 20 năm qua, diện tích trồng loài hoa này đã tăng khoảng 3 lần.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 4

Viện Nghiên cứu thị trường Nông sản Nga dự đoán, sản lượng thu hoạch hướng dương năm nay của Nga đạt khoảng 15 triệu tấn. Theo dự báo tháng 6 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng của Nga là 15,5 triệu tấn.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 5
Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 6
Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 7

Những ngày này, Nga đã bắt đầu thu hoạch hướng dương. Giá khởi điểm cho vụ mùa mới dự kiến ở mức 20 nghìn - 22 nghìn rúp/tấn (tương đương 267 USD - 294 USD/tấn).

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 8

Theo tác giả Doroshenko Alexander, người chuyên về nuôi ong, quê hương của loài hoa hướng dương là Bắc Mỹ. Các cuộc khai quật khảo cổ xác nhận, thổ dân châu Mỹ đã trồng hướng dương từ hơn 2.000 năm trước. Họ chế biến thức ăn từ hạt hướng dương phục vụ cho những chuyến đi bộ đường dài và săn bắn.

Ngoài ra, mực in để xăm hình và nhuộm vải cũng được pha chế từ cánh và phấn của hoa hướng dương. Dầu loài hoa này cũng được dùng để làm mượt tóc. Và đặc biệt, các ngôi làng được trang trí bằng các chùm hoa hướng dương, như một biểu tượng của mặt trời.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 9

Người Tây Ban Nha đã đưa hướng dương vào châu Âu. Hoa hướng dương du nhập vào nước Nga theo lệnh của Peter Đại đế (trị vì từ năm 1682 đến năm 1725). Theo đó, sau khi nhìn thấy cây hướng dương ở Hà Lan, Peter Đại đế đã ra lệnh đưa hạt giống về Nga.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 10

Ngày nay, hướng dương được trồng phổ biến ở Nga và là một trong những loại cây trồng chính để lấy dầu. Hoa hướng dương được mệnh danh là loài hoa mặt trời, với khả năng độc đáo có thể xoay đầu bông theo hướng ánh nắng mặt trời, từ khi bình minh đến hoàng hôn.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 11

Trong ngành huy hiệu học, hoa hướng dương là biểu tượng của sự màu mỡ, thống nhất, ánh sáng và thịnh vượng, cũng như hòa bình.

Hướng dương nở rộ như một biểu tượng của cuộc sống làng quê Nga. Ngoài việc trồng công nghiệp, hoa cũng được trồng trong vườn và điền trang. Nhiều người Nga tin rằng, hoa hướng dương được trồng ở khu vườn trước nhà dưới cửa sổ sẽ loại bỏ năng lượng tiêu cực.

Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga - Ảnh 12

Hướng dương là loại cây ưa nhiệt, chịu hạn. Nó phát triển tốt trên đất đen và nhiều mùn, cát. Cánh đồng để gieo hạt hướng dương phải cày xới kỹ. Hoa hướng dương nở vào nửa cuối tháng 7 và thời gian nở kéo dài khoảng một tháng.

Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa khoảng 60-80 ngày. Loài ong giúp thời kỳ ra hoa của hướng dương được rút ngắn, cũng như giúp hạt chín sớm và đồng đều hơn, ngăn ngừa hiện tượng rỗng hạt. Nhờ ong thụ phấn, năng suất hạt hướng dương tăng từ 1,5 đến 2 lần.

Thanh Thể

Bạn đang đọc bài viết Thăm cánh đồng hướng dương ở Nga. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới