Theo Liên minh Địa vật lý Mỹ, các đợt nắng nóng gây chết người ở Nam Á có thể xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai nếu không kiểm soát được tình trạng ấm lên toàn cầu.
Ngày 23/3, Cơ quan Giám sát Khí hậu và Năng lượng (ECIU) và Oxford Net Zero đã công bố Báo cáo Điểm lại: Đánh giá toàn cầu về các mục tiêu không phát thải. Theo đó, 21% trong số 2.000 công ty lớn nhất thế giới, hiện đã có cam kết không phát thải carbon.
Theo một phân tích mới được công bố ngày 11/3, Mỹ cần đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ 57 - 63% vào năm 2030 so với năm 2005 để hoàn thành mục tiêu “dài hơi” hơn của chính quyền Biden là đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050.
Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Âu (UNECE) mới đây cho biết việc thu giữ và lưu trữ lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ sản xuất điện hóa thạch và công nghiệp là rất khẩn cấp để đạt được tính trung lập carbon.
Để đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, thế giới cần giảm phát thải thêm khoảng 45% so với các mục tiêu giảm phát thải đang đặt ra hiện nay và để đạt mục tiêu 2 độ C, cần giảm thêm 25%.
Từ năm 2021, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bắt buộc phải thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.
Tham gia Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát, Việt Nam sẽ cùng các nước triển khai những hành động chung nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi làm mát tiết kiệm năng lượng, thân thiện với khí hậu.
Sau 5 năm nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã hoàn thành cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Mặc dù Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nguồn lực hạn chế, nhưng Việt Nam luôn xác định hướng đi chủ đạo trong chính sách, chiến lược của quốc gia là phải đạt mục tiêu phát triển bền vững; phát triển kinh tế carbon thấp và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Phát triển carbon thấp, chống chịu với biến đổi khí hậu cũng đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.
Ngày 4/9, tổ chức Carbon Tracker vừa công bố báo cáo “Tương lai không nằm ở nhựa” (The Future’s Not in Plastics). Báo cáo chỉ ra, việc hạn chế sử dụng nhựa hiện là quyết tâm của toàn thế giới và điều này có thể khiến mức tăng trưởng nhu cầu nhựa nguyên sinh giảm từ 4% một năm xuống dưới 1%, với dự báo nhu cầu đạt đỉnh vào năm 2027.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các Điều ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu để các địa phương kịp thời nắm bắt và triển khai thực thi.
Mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam khi có hỗ trợ quốc tế sẽ tăng từ 25% lên 27%, lượng giảm phát thải đã tăng thêm 52,6 triệu tCO2tđ.
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).
Thời gian qua, Việt Nam tích cực thực hiện những cam kết quốc tế mạnh mẽ trong vấn đề phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu ở cả phương diện quốc gia và quốc tế.