Chủ nhật, 24/11/2024 08:21 (GMT+7)
Thứ tư, 04/10/2023 10:45 (GMT+7)

Trợ lý ảo make in Vietnam đã chinh phục các doanh nghiệp toàn cầu ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Chỉ sau 1 năm ghi dấu ấn khi có 100.000 lượt cài đặt, đến nay, trợ lý ảo make in Vietnam Kiki đã chính thức cán mốc nửa triệu người dùng, đánh dấu bước tiến của ngành trí tuệ nhân tạo Việt Nam.

Cơ hội và tiềm năng

Trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki được “thai nghén” bởi đội ngũ kĩ sư Zalo AI và chính thức được ra mắt vào tháng 12/2020. Sau hơn 1 năm ra mắt, Kiki tạo dấu ấn đầu tiên khi cán mốc 100.000 lượt cài đặt vào tháng 8/2022. Sau thành công này, Kiki tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân, và cán mốc 500.000 người dùng vào tháng 8 vừa qua.

Khác với các trợ lý ảo ngoại nhập, Kiki không những có thể giao tiếp chuẩn tiếng Việt mà còn nghe hiểu tốt giọng nói theo các vùng miền và đặc trưng ngôn ngữ của từng địa phương. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Trợ lý ảo make in Vietnam.

Trợ lý ảo make in Vietnam đã chinh phục các doanh nghiệp toàn cầu ra sao? - Ảnh 1
Biểu đồ tăng trưởng của Kiki.

Hiện có khoảng 150.000 lượt truy vấn sử dụng Kiki mỗi ngày. Những con số trên phần nào phản ánh tiềm năng lớn của thị trường trợ lý thông minh trên xe ô tô và sự đón nhận của người dùng Việt Nam.

‏Một nghiên cứu toàn cầu về ô tô do Hãng Zebra (Mỹ) công bố dựa trên khảo sát người dùng và các lãnh đạo trong ngành công nghiệp này, nhận định, người mua ô tô ngày càng đòi hỏi cao hơn. ‏

‏Đặc biệt, với những thị trường không thuộc ưu tiên “địa phương hoá” như Việt Nam, thì cơ hội và tiềm năng phát triển của những trợ lý tiếng Việt “Make in Việt Nam" là rất lớn. Việc cạnh tranh về công nghệ, tăng hàm lượng nội địa hoá góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. ‏

‏Tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của Kiki dự báo sẽ khiến nhiều đơn vị sản xuất xe và linh, phụ kiện phải nghiêm túc hơn trong cuộc đua “địa phương hoá" sản phẩm‏

Nhìn vào cách tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian ngắn của Kiki, có thể nói, đây là minh chứng cho tiềm năng lớn của thị trường trợ lý thông minh trên xe.

‏Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của Kiki dự báo sẽ khiến nhiều đơn vị sản xuất xe và linh, phụ kiện phải nghiêm túc hơn trong cuộc đua “địa phương hoá" sản phẩm, tăng cường hàm lượng nội địa để phục vụ chính người Việt.‏

Vươn ra toàn cầu

Tháng 4 vừa qua, Zalo AI đã ký hợp tác với Công ty cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng ô-tô Thành Công (TCMS) - Motrex Hàn Quốc, đưa trợ lý Kiki tích hợp sẵn vào hệ thống thông tin giải trí (IVI) trên những dòng xe Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, các hãng sản xuất màn hình thông minh trên xe như Zestech, Gotech, Oled, Safeview, Bravigo,… cũng đã sớm tích hợp mặc định Kiki lên tất cả các dòng sản phẩm. Đến nay, đã có gần 30 hãng màn hình thông minh tích hợp sẵn trợ lý giọng nói “Made in Việt Nam” này.

Trợ lý ảo make in Vietnam đã chinh phục các doanh nghiệp toàn cầu ra sao? - Ảnh 2
Ký kết hợp tác tích hợp trợ lý tiếng Việt Kiki lên hệ thống đầu giải trí do Motrex sản xuất.

Trong báo cáo đánh giá thị trường của RationalStat, thị trường trợ lý giọng nói trên ô tô toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể trong giai đoạn từ năm 2022-2030. Quy mô thị trường đạt con số nhiều triệu USD vào năm 2029.

Trong báo cáo đánh giá thị trường của RationalStat, thị trường trợ lý giọng nói trên ô tô toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể trong giai đoạn từ năm 2022-2030. Quy mô thị trường đạt con số nhiều triệu USD vào năm 2029.

Một báo cáo khác của Navigant Research dự báo, trợ lý giọng nói sẽ được tích hợp trên khoảng 90% phương tiện mới, được bán ra trên toàn cầu vào năm 2028.

Dù có sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng các nhà đầu tư vẫn lạc quan về tiềm năng của thị trường trợ lý thông minh. Tương lai, sẽ có nhiều khoản đầu tư mới vào lĩnh vực này.

Các yếu tố góp phần vào tăng trưởng của thị trường bao gồm: nhu cầu tích hợp trợ lý giọng nói trong ô tô gia tăng; nhu cầu được kết nối, nhấn mạnh vào sự an toàn khi lái xe, giảm sự mất tập trung khi điều khiển phương tiện; những tiến bộ trong công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói; nhu cầu của người dùng đối với các dịch vụ được cá nhân hóa; những trải nghiệm trực quan….

Giới chuyên gia đánh giá, sự chuyển dịch của trải nghiệm không chạm trên lĩnh vực ô tô nói riêng và ngành công nghệ nói chung, đang tạo ra bước tiến mới trong ứng dụng AI.

Báo cáo mới nhất về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy, Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu (tăng 7 bậc so với với năm 2021) và xếp thứ 6/10 trong ASEAN. Những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước có nhiều chủ trương cụ thể, thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ AI.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030.

Hải An

Bạn đang đọc bài viết Trợ lý ảo make in Vietnam đã chinh phục các doanh nghiệp toàn cầu ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới