Chủ nhật, 24/11/2024 08:49 (GMT+7)
Thứ sáu, 05/11/2021 16:00 (GMT+7)

Từ năm 1998, 98% rạn san hô Great Barrier từng bị tẩy trắng hàng loạt

Theo dõi KTMT trên

Nghiên cứu mới công bố lần đầu tiên phát hiện ra rằng, chỉ có 2% hệ sinh thái rộng lớn tại rạn san hô Great Barrier thoát khỏi tình trạng bị tẩy trắng hàng loạt kể từ năm 1998, một kỷ lục nhiều lần bị phá vỡ do biến đổi khí hậu tăng tốc.

Terry Hughes thuộc Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô của Hội đồng Nghiên cứu Australia, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nếu sự nóng lên toàn cầu được giữ ở mức 1,5 độ, mức tăng tối đa nhiệt độ trung bình toàn cầu là trọng tâm của hội nghị khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc, thì sự kết hợp của san hô trên Great Barrier sẽ thay đổi nhưng nó vẫn có thể phát triển mạnh.

Tuy nhiên tần suất, cường độ và quy mô của các đợt sóng nhiệt biển do khí hậu gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô đang gia tăng.

Từ năm 1998, 98% rạn san hô Great Barrier từng bị tẩy trắng hàng loạt - Ảnh 1
Tần suất, cường độ và quy mô của các đợt sóng nhiệt biển gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô đang ngày càng gia tăng. (Ảnh: Phys.org)

Hiện tượng tẩy trắng san hô là một phản ứng căng thẳng của san hô khỏe mạnh do nhiệt độ đại dương tăng đột biến, khiến chúng loại bỏ tảo sống trong các mô của chúng và làm mất đi màu sắc rực rỡ của các rạn san hô này.

Trong đó, rạn san hô Great Barrier đã phải hứng chịu 3 sự kiện tẩy trắng hàng loạt trong các đợt nắng nóng vào năm 2016, 2017 và 2020, khiến nhiều loài san hô bị ảnh hưởng phải vật lộn để tồn tại.

Theo nghiên cứu của Đại học James Cook ở bang Queensland của Australia, 80% diện tích san hô được xếp hạng Di sản Thế giới đã bị tẩy trắng ít nhất một lần kể từ năm 2016. Thậm chí, ngay cả những diện tích nguyên sơ nhất của rạn san hô Great Barrier cũng đã bị tẩy trắng nghiêm trọng ít nhất một lần.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy san hô thích nghi với ngưỡng nhiệt cao hơn nếu chúng sống sót sau sự kiện tẩy trắng trước đó, nhưng khoảng cách giữa các sự kiện tẩy trắng đã thu hẹp lại, khiến cho các rạn san hô có ít thời gian hơn để phục hồi giữa mỗi đợt.

Từ năm 1998, 98% rạn san hô Great Barrier từng bị tẩy trắng hàng loạt - Ảnh 2
Chỉ có 2% diện tích của ran san hô Great Barrier thoát khỏi tình trạng bị tẩy trắng kể từ năm 1998. (Ảnh: shutterstock.com)

Theo Hughes, Australia cho biết quốc gia này sẽ không ủng hộ cam kết cắt giảm khí metan do Mỹ và Liên minh châu Âu khởi xướng, cần phải làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó, Chính phủ nước này vẫn đang cấp giấy phép cho các mỏ than mới và cho các thỏa thuận khí metan mới. Việc Australia thực hiện trách nhiệm đối với Rạn san hô Great Barrier thể hiện sự quản lý lỏng lẻo.

Hughes cũng cho biết, nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 3 - 4 độ, rạn san hô Great Barrier hoặc bất kỳ rạn san hô nào khác trên khắp vùng nhiệt đới sẽ bị tuyệt chủng.

Được biết, rạn san hô Great Barrier trải dài gần 2.600 km, nằm giữa vùng biển rộng gần 350.000 km2. Rạn san hô này nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc của Australia, với khoảng 3.000 tảng đá ngầm riêng biệt cùng 900 hòn đảo. Hệ sinh thái này hỗ trợ 65.000 việc làm trong lĩnh vực du lịch rạn san hô. Trên toàn cầu, hàng trăm triệu người phụ thuộc vào sự tồn tại của các rạn san hô để kiếm sống và an ninh lương thực.

Great Barrier được đánh giá là nơi có hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng và phong phú, nơi đây xuất hiện nhiều loài sinh vật trong Sách Đỏ đang gặp nguy hiểm.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Từ năm 1998, 98% rạn san hô Great Barrier từng bị tẩy trắng hàng loạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới