Vàng, chứng khoán, bất động sản lên ngôi: Giải pháp nào cho kênh gửi tiết kiệm?
Thị trường chứng khoán phân hóa mạnh, vàng, bất động sản sốt nóng cục bộ, tiền ảo quá rủi ro… khiến nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng quay về kênh gửi tiết kiệm, vừa an toàn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận khá tốt.
Gửi tiết kiệm – Kênh đầu tư đảm bảo “lợi nhuận thực dương”
Thời điểm này năm ngoái, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp cộng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, tiền số, bất động sản khiến một lượng lớn nhà đầu tư rầm rộ đổ tiền vào các kênh đầu tư này. Tuy nhiên, năm nay, các kênh đầu tư nóng nhiều rủi ro, trong khi đó mặt bằng lãi suất tiết kiệm lại đang có dấu hiệu tăng lên, khiến dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư có xu hướng dịch chuyển.
Sau 1 năm ngày nào cũng dán mắt canh bảng điện tử của các công ty chứng khoán, chị Nguyễn Ngọc Hà (Hà Nội) nhận ra rằng, kênh đầu tư này chiếm quá nhiều thời gian trong khi kiếm lời không dễ đối với các nhà đầu tư F0 như chị.
“Năm ngoái, tôi rút tiết kiệm đầu tư 1 tỷ đồng vào chứng khoán, cuối năm tổng số lãi là 100 triệu đồng (lãi 10%/năm), chưa kịp chốt lời thì cú sập sàn trước tết đã thổi bay toàn bộ số lãi này, thậm chí lỗ 130 triệu đồng. Sau Tết, tài khoản đang dần thoát lỗ nhưng thành quả đầu tư sau hơn 1 năm mất trắng, không bằng gửi tiết kiệm. Thị trường chứng khoán không dễ kiếm lời, với các F0 như tôi, gửi tiết kiệm là kênh đầu tư có lợi nhất”, chị Hà chia sẻ.
Cũng giống chị Hà, nhiều khách hàng sau khi thua lỗ chứng khoán, vàng, tiền số… đang có tâm lý phòng thủ, quay trở lại với kênh tiền gửi tiết kiệm. Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, với những người không am hiểu các kênh đầu tư rủi ro và cần lượng vốn lớn như chứng khoán, tiền số hay bất động sản, thì gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, phổ biến và sinh lời tốt nhất. Mức lãi suất tiết kiệm hiện nay vẫn đảm bảo lợi nhuận thực dương cho người gửi tiền.
“Chọn mặt gửi vàng” ngân hàng gửi tiết kiệm
Theo phân tích của các chuyên gia, với kênh gửi tiết kiệm, để đạt được mức lợi nhuận tối ưu, khách hàng nên chọn ngân hàng và chọn hình thức gửi tiền phù hợp.
Trong trường hợp của chị Hà, sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến bạn bè, chị đã quyết định lựa chọn VPBank để gửi tiết kiệm. Theo chị Hà, chị quyết định lựa chọn VPBank do ngân hàng này đang được đánh giá là một trong số ít ngân hàng có giải pháp tiền gửi toàn diện cho khách hàng. Theo đó, từ đầu năm đến nay, ngân hàng này không chỉ có mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn trên thị trường, hàng loạt chương trình ưu đãi siêu chất, gửi tiền online siêu nhanh mà còn an toàn và bảo mật.
Cụ thể, tại VPBank, nếu gửi tiết kiệm online với tài khoản Prime Savings với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng được hưởng mức ưu đãi nhân 1,2 lần lãi suất ngay trong tháng đầu tiên, lên tới 6,96%/năm; lãi suất các tháng tiếp theo cao hơn so với lãi suất tiết kiệm online thông thường từ 0,2-0,5%. Với sản phẩm tiết kiệm thường tại quầy, VPBank cũng được đánh giá là một trong những ngân hàng thu hút được đông đảo khách hàng gửi tiền nhất bởi không chỉ mang tới mức lãi suất cạnh tranh bậc nhất thị trường, mà còn xây dựng hành trình trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho khách hàng.
“Tìm hiểu kỹ về giải pháp tiết kiệm toàn diện của VPBank, tôi càng cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Một điểm rất đặc biệt nữa mà ngân hàng mang đến cho tôi là trong trường hợp cần tiền gấp, tôi không cần rút sổ trước hạn, mà có thể dùng ngay sổ tiết kiệm này để thế chấp vay vốn từ VPBank với mức lãi suất chỉ cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm khoảng 1,33% và chỉ tính lãi trên số ngày và số tiền thực tế rút ra sử dụng. Đây thực sự là giải pháp tiện lợi cho khách hàng”, chị Hà vui vẻ chia sẻ.
Theo đại diện VPBank, với giải pháp tiền gửi toàn diện mà ngân hàng đang áp dụng, VPBank mong muốn mang tới cho khách hàng giải pháp tiền gửi an toàn, nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao nhất.
Hà Lan