Chủ nhật, 24/11/2024 08:03 (GMT+7)
Thứ hai, 12/10/2020 16:35 (GMT+7)

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7

Theo dõi KTMT trên

Chiều nay (12/10), áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 7 trong năm 2020 và có tên quốc tế là Nangka.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, ngay phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ 110,0 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13h ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7 - Ảnh 1
Bão số 7 có thể khiến mưa lớn quay trở lại Trung Bộ ngày 15-16/10.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định khi bão số 7 gần bờ, mưa tập trung ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhưng khi vào bờ, bão có thể khiến mưa lớn quay trở lại các tỉnh Trung Bộ ngày 15-16/10.

Trong 2 ngày tới, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị tiếp tục là trọng tâm của mưa lớn khiến mực lũ trên các sông dao động.

Lũ trên sông Kiến Giang, Thạch Hãn khả năng lên lại; trong khi các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum xuống dần.

Ngày 12-13/10, lượng mưa ghi nhận được ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế dao động 200 - 400 mm, có nơi trên 500 mm. Các tỉnh, thành phố như Quảng Bình, Đà Nẵng có mưa lớn 100 - 200 mm.

Ngoài ra, mưa cũng mở rộng ra Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi với lượng 80-150 mm.

Trước đó, bão số 6 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi hôm 11/10, chỉ sau 2 ngày tiến vào Biển Đông với hình thái là một vùng áp thấp. Hoàn lưu bão gây ra gió giật mạnh và mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung Bộ.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới