Chủ nhật, 24/11/2024 09:31 (GMT+7)
Thứ hai, 29/11/2021 07:00 (GMT+7)

Bình Định: Lo sợ lũ sông Kôn 'nuốt' nhà dân

Theo dõi KTMT trên

Mưa lớn kéo dài khiến nước từ thượng nguồn đổ về làm bờ sông Kôn trên địa bàn xã Tây Thuận bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản và tính mạng người dân.

Nước đi đến đâu đất mất tới đó

Theo Bộ TN&MT, nhiều năm nay, người dân thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bị mất đất sản xuất hoa màu do lũ trên sông Kôn. 

Hai bên bờ sông Kôn, nhiều đoạn sạt lở hơn 1 km chiều dài “ăn” vào đất sản xuất hoa màu của người dân, đồng thời đe dọa tính mạng của 127 hộ dân và gần 400 nhân khẩu tại xóm 3 và xóm 4 thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận.

Cụ thể, tại xóm 3 thôn Hòa Thuận, trước kia có bãi soi bên bờ sông để người dân tăng gia sản xuất, trồng thêm các loại hoa màu phù hợp thổ nhưỡng trên vùng đất này, thế nhưng mưa lũ làm nước dâng cao khiến bãi soi ngày một thêm sạt lở. Nước đi đến đâu là đất bị mất đến đó, lâu dần lòng sông Kôn được mở rộng thêm ra trong đi đất sản xuất của người dân bị thu hẹp lại và nhiều hộ dân đã không còn đất canh tác hoa màu. Cuộc sống nhà nông vốn khó khăn nay càng khốn khó hơn.

Bình Định: Lo sợ lũ sông Kôn 'nuốt' nhà dân - Ảnh 1
Nhiều khu vực bờ sông Kôn bị sạt lở, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt người dân trên địa bàn. 

Ông Nguyễn Phúc Luân ở xóm 3, thôn Hòa Thuận cho biết: Một phần do mưa lớn nước dâng cao, một phần nước từ các con suối trên núi Lỗ Sổ cùng đổ xuống sông, lâu dần làm sạt lở bờ sông, sông lấn dần vào đất sản xuất của người dân đã nhiều năm rồi. 

Khu vực này đất ruộng không có chỉ có đất hoa màu từ bãi soi để người dân trồng các loại đậu phộng, bắp, cỏ voi. Người dân ở đây chỉ làm nông, lâm nghiệp nhưng giờ đất nguyên thủy ban đầu không còn nữa nên đời sống người dân rất khó khăn.

Theo ông Luân, không chỉ ông mà đa số người dân hiện tại đang rất lo lắng, nếu nhà nước không xây bờ kè chống sạt lở, bảo vệ bờ sông thì sông Kôn sẽ lấn vào khu dân cư uy hiếp tài sản, nhà cửa của người dân. 

Ông Luân cho rằng, ngoài yếu tố thiên nhiên còn có tác động của con người do khai thác cát quá sâu tại bãi soi bên bờ sông Kôn. Nếu muốn bảo vệ cho con sông Kôn không bị sạt lở, không chỉ xây kè mà còn phải dừng, hạn chế nạn khai thác cát. 

Nhiều giải pháp nhưng chưa thể khắc phục

Ông Nguyễn Văn Chín – Chủ tịch UBND xã Tây Thuận thông tin, các khu vực sạt lở bờ sông Kôn đều là những đoạn xung yếu, có nguy cơ đe dọa an toàn các khu dân cư và gây ra xa bồi thủy phá đồng ruộng ảnh hưởng đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. 

Mặc dù chính quyền đã có nhiều giải pháp khắc phục nhưng thiếu nguồn kinh phí kiên cố hóa đê sông, xây kè nên sông Kôn vẫn bị sạt lở sau mỗi mùa mưa lũ.

"Chúng tôi đã gửi lên các cấp thẩm quyền để xem xét cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ xây kè chắn xói lở nhằm đảm bảo không để xâm thực, ảnh hưởng nguy cơ đến xóm nhà người dân và bảo vệ diện tích đất sản xuất còn lại rất ít của bà con...", Chủ tịch UBND xã Tây Thuận cho biết.

Huỳnh Mai (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Bình Định: Lo sợ lũ sông Kôn 'nuốt' nhà dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới