Theo Bộ TN&MT, với các hành vi cố tình vi phạm ô nhiễm môi trường, đề xuất tăng mức phạt lên mức tối đa 2 tỷ đồng. Ngoài ra bổ sung các biện pháp xử phạt: Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp với nhóm hành vi này.
Tiềm năng về năng lượng sinh khối (NLSK) của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Tuy nhiên chưa được sử dụng tối ưu. Ðể biến tiềm năng NLSK thành năng lượng chất lượng cao vẫn đang là một vấn đề chờ lời giải.
Ngày càng nhiều người tử vong trong các đợt sóng nhiệt, ô nhiễm không khí và nạn đói do tình trạng ấm lên toàn cầu. Các nhà đầu tư đã lên kế hoạch Tiêu chuẩn Toàn cầu về vận động hành lang khí hậu có trách nhiệm, hối thúc các công ty cam kết này.
Với vai trò là một loại công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường, thuế bảo vệ môi trường đã được xây dựng và áp dụng hiệu quả tại Việt Nam. Đây cũng là văn bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
Theo thông tư của Bộ Tài chính, quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, phải lấy vai trò của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường; đưa môi trường thực sự trở thành một trong ba trụ cột của phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung trọng tâm, đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước. Do đó, tăng cường thực thi, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước là vấn đề được chú trọng hiện nay.
Nguồn tài chính khí hậu đến nay ở dưới mức đề ra, trong khi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu còn hạn chế. Thế giới sẽ phải cần đến hàng nghìn tỷ USD để giải quyết thách thức với biến đổi khí hậu.
Các khoản thuế bảo vệ môi trường đã tạo thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Bộ TN&MT có nhiệm vụ rà soát kỹ lưỡng, thực hiện việc công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020 theo thẩm quyền, quy định của pháp luật về đất đai và chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, đầy đủ của số liệu được công bố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 công ty cổ phần thủy điện với tổng số tiền 825 triệu đồng, do không đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng.
Theo chỉ đạo của TP, các quận, huyện có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và triển khai phân loại rác thải sinh hoạt theo lộ trình phù hợp, triển khai thí điểm tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, công tác thu gom...
Đường dây nóng là kênh thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phản ánh các hành vi gây ô nhiễm môi trường, giúp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nắm bắt, phát hiện kịp thời các điểm nóng về môi trường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể làm ô nhiễm môi trường phải bồi thường các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khỏe của người bị thiệt hại.
Theo luật hiện hành, Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì được bồi thường về đất.
Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Những lĩnh vực hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường cần hiểu để thực hiện đúng.