Theo phóng viên TTXVN tại Anh, sau khi kéo dài thêm một ngày so với lịch trình, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13/11 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh).
Sáng ngày 13/11 theo giờ Anh, Chủ tịch COP Alok Sharma cho biết: Dự thảo sửa đổi của thỏa thuận sẽ được công bố và sau đó tiếp tục được thảo luận đến chiều cùng ngày do các bên đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận tham vọng.
Dự thảo tuyên bố chung của COP26 yêu cầu các quốc gia mang đến các kế hoạch cắt giảm khí thải tham vọng hơn, kêu gọi các nước giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tại COP26, 4 quốc gia Ecuador, Panama, Colombia và Costa Rica tuyên bố hợp lực để tạo thành một hành lang biển rộng lớn bằng cách mở rộng và sáp nhập các khu bảo tồn biển hiện có dọc theo hành lang biển Thái Bình Dương (CMAR).
Nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu bày tỏ ủng hộ “cuộc đua tới số 0” và cam kết thực hiện Net zero tại COP26. Điều gì khiến sáng kiến này thu hút tới vậy?
Theo nghiên cứu công bố ngày 9/11 của Climate Action Tracker (CAT), tổ chức phân tích về khí hậu uy tín nhất thế giới, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này bất chấp các cam kết giảm phát thải của các quốc gia tại Hội nghị COP26.
Net Zero vào năm 2050 là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26. Việt Nam đang có các giải pháp tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo vào hệ thống lưới điện, loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường.
Khi các nước phát triển chủ trương khuyến khích tài chính hướng tới việc cắt giảm khí phát thải thì những nước đang phát triển cần nhiều kinh phí hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26), Bezos cam kết dùng 2 tỉ USD từ Quỹ Trái Đất Bezos để phục hồi thiên nhiên và phát triển lương thực bền vững.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mới công bố năm 2021 đứng ở năm thứ 7 nóng nhất từng được ghi nhận. Sự nóng lên toàn cầu gây ra những hậu quả sâu rộng đối với các thế hệ hiện tại và tương lai.
Ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland, cùng với lãnh đạo các nước Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết bảo tồn rừng để thực thi các cam kết khí hậu.
Mới đây, Hàn Quốc đã chính thức cam kết giảm 40% lượng khí thải carbon so với mức năm 2018 vào năm 2030 trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc sắp tới ở Glasgow, một "mục tiêu rất thách thức" so với mức 26,3% ban đầu.
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vừa công bố những kết quả đánh giá mới nhất về khoa học biến đổi khí hậu. Báo cáo này được coi là lời cảnh tỉnh trước thềm Hội nghị công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH lần thứ 26 (COP26).
Bà Patricia Espinosa cho biết hiện vẫn tồn tại những bất đồng về xây dựng khung quy định liên quan đến cách thức vận hành của các thị trường mua bán hạn ngạch khí thải carbon.
Việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ không chỉ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu mà còn giúp thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Các cuộc đàm phán được khởi động trở lại trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến được tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới.
Nghị sỹ Sharma khẳng định COP26 là cơ hội tốt nhất để chúng ta xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, với không khí trong lành hơn và những việc làm thân thiện với môi trường hơn.
Hàng loạt cam kết với những con số ấn tượng đã được đưa ra, cho thấy các nước đều đã ý thức rõ sự cần thiết của việc phải hành động mạnh tay và nhanh chóng hơn ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.
EC đang cân nhắc trong năm nay nâng mục tiêu khí hậu của EU năm 2030, theo đó cắt giảm 50% hoặc 55% lượng khí nhà kính so với mức năm 1990, thay vì mức tối thiểu 40% như hiện nay.