Theo ông Văn Ngọc Thịnh, trong 50 năm trở lại đây, chúng ta đã mất đi gần 70% quần thể các loài động vật hoang dã có xương sống. Nếu như vẫn còn tiếp diễn thì 50 năm sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ ở bên bờ vực thẳm.
Để không đứng ngoài công cuộc bảo vệ đa dạng sinh học, mỗi người có thể góp sức bằng việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không khai thác, buôn bán, lưu giữ, tiêu thụ động vật hoang dã.
Vườn quốc gia Xuân Thủy không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi có sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên khăng khít với nhau.
Một nghiên cứu toàn cầu do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) thực hiện, cho thấy mối quan tâm của công chúng đối với thiên nhiên đã tăng lên rõ rệt (16%) trong năm năm qua và tiếp tục gia tăng trong đại dịch Covid-19.
Con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng.
Đây là chủ đề của Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 (22/5). Chủ đề năm nay nhấn mạnh để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn ĐDSH và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này.
Kết quả Dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững” đã mang lại những kết quả quan trọng.
Ngày 11/5, thông qua hình thức họp trực tuyến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức phiên họp đầu tiên với với Ban soạn thảo, Tổ biên tập để hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Việt Nam có 12 triệu ha đất ngập nước. Để bảo vệ vùng đất ngập nước, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong xây dựng hệ thống thể chế, chính sách cũng như triển khai bảo vệ bằng những hành động thực tiễn.
Chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021 - 'Chúng ta là một phần của giải pháp' - như một lời nhắc nhở đa dạng sinh học vẫn là giải pháp quan trọng, là một lựa chọn cho sự phát triển bền vững.
Dù hoạt động trong thầm lặng nhưng các nhà khoa học và tổ chức bảo tồn đã cùng góp phần tạo nên một thập kỷ đa dạng sinh học rực rỡ với hàng loạt sáng kiến, giải pháp bảo tồn hiệu quả.
Tam Giang - Cầu Hai là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á không chỉ có giá trị cao về tài nguyên, đa dạng sinh học, mà còn có chức năng vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái , có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Qua hơn 20 năm, đến nay, rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vững vai trò là lá phổi xanh bảo vệ cho thành phố trọng điểm phía Nam.
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa cho biết “ba cuộc khủng hoảng hành tinh” gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe của con người.
Sáng 27/4, tại Hà Nội, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức hội thảo “Đánh giá toàn cầu IPBES: nghiên cứu điển hình tại Việt Nam”.
Chiều 22/4, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổng kết dự án "Rừng và đồng bằng Việt Nam".
Một hàng thông cổ thụ ở Lâm Đồng vừa bị chặt hạ để mở đường. Một cánh rừng ở Tây Nguyên vừa được giao cho doanh nghiệp làm sân golf… Những dòng thông tin đó, dù với bất cứ lý do gì, vẫn khiến chúng ta phải rùng mình, đau xót.
Việc con người hủy hoại gần 70% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh trên thế giới đang khiến cho tình trạng "vùng đệm tự nhiên" ngăn chặn biến đổi khí hậu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, các quốc gia cần chung tay hành động vì rừng.