Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 11/5
Mua bán nhà đất: Chậm, tắc do đâu?; Giá đất tăng gấp đôi, ồ ạt bán nhà; Giá đất tăng gấp đôi, ồ ạt bán nhà mặt biển dời về làng ở mặt biển dời về làng ở… là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.
Mua bán nhà đất: Chậm, tắc do đâu?
Người dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất mòn mỏi chờ 3-4 tháng mới có được sổ đỏ vì cơ quan thuế xác minh giá trị chuyển nhượng quá lâu, cơ quan thuế thì quá tải, chịu áp lực.
Theo thống kê, chỉ riêng trong quý I/2022, Cục Thuế TP.HCM đã đề nghị điều chỉnh gần 10.900 trong tổng số hơn 48.300 hồ sơ, có nghĩa cứ 5 hồ sơ nộp lên có một bộ bị trả về để sửa giá. Số tiền thuế thu thêm được là 147 tỷ đồng, bằng 83% của cả năm 2021. Trong đó, riêng Chi cục thuế TP Thủ Đức đã trả gần 2.000 trong tổng số hơn 10.700 hồ sơ, thu thêm hơn 92 tỷ đồng.
Không chỉ ở TP.HCM, tình trạng người dân bị yêu cầu khai lại giá, làm khó dễ khi chuyển nhượng bất động sản cũng diễn ra ở Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai… Ông Nguyễn Văn Thủy, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Long An, cho biết, từ đầu năm đến nay, các chi cục thuế trực thuộc đã trả lại và yêu cầu nâng giá đúng với thực tế giao dịch đối với hàng trăm hồ sơ nhà đất. Trong đó, có 473 hồ sơ đã được người nộp thuế tự điều chỉnh giá giao dịch phù hợp, tăng thu thuế nộp ngân sách được hơn 2,1 tỷ đồng.
Tổng cục Thuế cho biết, số thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản liên tục tăng những năm qua. Năm 2020 tăng gần 1.800 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019. Năm 2021, tăng hơn 4.900 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2020. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 tăng 3.200 tỷ đồng, tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021.
Giá đất tăng gấp đôi, ồ ạt bán nhà mặt biển dời về làng ở
Giá đất tăng gấp đôi, nhiều người dân ven biển ở xã Tam Tiến bán ngôi nhà của mình với giá hàng tỷ đồng để dời vào làng ở.
Những ngày đầu tháng 5, người dân xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bận rộn với việc tính "kế" bán đất ven biển làm sao đổi được nhà, có khoản chia cho các con mà vẫn dư để làm ăn.
Nhà cô Nguyễn Thị Định. (69 tuổi, thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) cách biển vài bước chân. Đường vào nhà nhỏ, xe ô tô lớn chạy không lọt. Mảnh đất nhà cô rộng 725m2, trong đó có 300m2 đất ở, trên đất có một căn nhà cấp 4 xây dựng cách đây hơn 40 năm.
Cô bảo, tháng trước có người trả 7,6 tỷ đồng. Gia đình đã đồng ý bán, người mua cọc trước 1,5 tỷ đồng. Họ hẹn đến tháng 8 này sẽ sang tên đổi chủ và chồng số tiền còn lại.
Theo cô Định., đất tăng giá trong vòng 2 năm trở lại đây, giá được đẩy lên 5 triệu, 7 triệu và giờ hơn 10 triệu đồng/m2.
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Tiến Nguyễn Xuân Uy xác nhận, hiện tượng đất tăng giá diễn ra cách đây khoảng chừng 2 năm, và sốt trong vòng một tháng nay.
“Đất người hỏi mua tập trung ở sát biển, càng gần với bờ biển thì giá càng cao. Trước đây, giá đất khoảng 5 triệu/m2, nhưng đến trước Tết 2022, giá tăng hơn gấp đôi lên tầm 10 triệu/m2”, ông Uy nói.
Hàng trăm nghìn tỷ đồng ứ đọng vì ‘đất ở không hình thành đơn vị ở’
Nhiều dự án đứng im vì có “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Trong khi chính quyền lúng túng giải quyết hậu quả thì doanh nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp “khóc” trên đống tài sản.
Thời gian qua, phân khúc thị trường bất động sản du lịch phát triển sôi động với nhiều sản phẩm bất động sản cao cấp như resort, resort villa, shopvilla, nhà phố du lịch (shoptel), nhà phố thương mại (shophouse); mô hình căn hộ du lịch (condotel), căn hộ khách sạn (boutique hotel), du lịch lưu trú tại nhà dân bản địa (homestay)...
Thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho thấy đến tháng 9/2021, tại 15 địa phương gồm Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hoà), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang) có 239 dự án bất động sản du lịch với hàng trăm nghìn sản phẩm có tổng giá trị khoảng 681.886 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại, hạn chế như nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, thậm chí một số địa phương chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Khách hàng không thể chuyển nhượng cho người khác hay không có cơ hội thế chấp bất động sản đó để vay tiền từ các tổ chức tín dụng. Trong khi họ đã đầu tư một lượng tiền lớn vào đây, GS.TS Đỗ Văn Đại cho hay.
Giá đất có nơi tăng đến 5 lần trong một năm
Hoạt động đầu cơ, đòn bẩy tài chính, môi giới liên kết gây sốt ảo... được cho là những lý do khiến giá đất tăng mạnh trong thời gian qua.
Sáng 11/5, tại buổi khai mạc Phiên họp thứ 11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.
Liên quan đến lĩnh vực đất đai, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết thời gian qua đất nền vùng ven tại một số nơi tăng nóng, lên cao gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 5 lần trong vòng 1 năm. Nhiều ý kiến cho rằng sự tăng giá này xuất phát từ hoạt động đầu cơ.
“Việc thị trường bất động sản phát triển nóng có tính chất đầu cơ dẫn đến việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cho ngân hàng thương mại gia tăng”, bà Thanh cho biết.
Bùi Hằng