Kim cương chế tạo từ CO2 trong không khí có giá tới 45.000 USD
Nhằm giảm phát thải CO2 ra không khí, các nhà khoa học đã chế tạo ra kim cương từ CO2 trong không khí.
Kim cương, vật liệu xây dựng và thậm chí cả quần áo thể thao, những sản phẩm này liên quan gì đến biến đổi khí hậu? Câu trả lời là tất cả chúng đều có thể được tạo ra bằng cách tái chế carbon dioxide (CO2), loại khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển và làm Trái Đất nóng lên.
Aether Diamonds có trụ sở tại New York, Mỹ, đã tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm bằng cách tái chế CO2. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Ryan Shearman cho biết, Aether Diamonds có mục tiêu loại bỏ 20 tấn CO2 từ khí quyển cho mỗi carat kim cương mà họ bán ra.
Quy trình của Aether Diamonds bao gồm 3 bước. Đầu tiên, họ hợp tác với một công ty Thụy Sĩ, cho phép sử dụng công nghệ thu nhận không khí trực tiếp để hút khí carbon dioxide. Khí CO2 sau đó được biến đổi thành hydrocacbon và cuối cùng, hydrocacbon được sử dụng để tạo ra kim cương thông qua quá trình lắng đọng hơi hóa học. Các sản phẩm trang sức của họ có giá từ khoảng 1.000 - 45.000 USD.
Trong khi đó, công ty Twelve có trụ sở tại California hoạt động trên việc giải cấu trúc carbon dioxide bằng cách sử dụng nước và điện tái tạo, với sự hỗ trợ của chất xúc tác dưới dạng dung dịch.
Họ cho rằng cách làm này những giúp giảm lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn biến đổi khí hậu mà còn tạo ra được lượng lớn kim cương, vốn là một loại đá quý với nhiều ứng dụng thực tiễn đối với con người.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, thế giới cần thu giữ và lưu trữ 10 tỉ tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050 để làm chậm biến đổi khí hậu.
Trước đây, Các nhà khoa học tại Đại học George Washington cũng phát triển phương pháp tạo ra kim cương từ CO2 trong không khí.
Các nhà khoa học cho rằng, cách biến đổi CO2 thành kim cương tương tự như quá trình điện phân. Nhưng thay vì nhúng 2 điện cực trong 1 bể nước để tách Oxy và Hydro, các nhà khoa học dùng 1 hỗn hợp nóng chảy của Liti Carbonate và Liti Oxide. Khi hỗn hợp này phản ứng, nó sẽ hút lấy CO2 trong không khí xung quanh và tách Carbon ra thành dạng rắn tích tụ xung quanh điện cực.
Bằng cách thực hiện một số tinh chỉnh trong hệ thống này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra các sợi nano carbon với nhiều hình dạng và kích cỡ - một nền tảng để tạo ra vô vàn thứ khác. Thêm vào đó, năng lượng Mặt Trời được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính nếu áp dụng trên quy mô lớn.
Thêm vào đó, năng lượng Mặt Trời được sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống nên các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính nếu áp dụng trên quy mô lớn.
Chúng ta đã biết CO2 phát thải ra môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu và hiện tại, lượng CO2 đã sắp đạt tới mức 300 ppm - giới hạn an toàn do các nhà khoa học tại Liên minh châu Âu đề xuất.
Do đó, hệ thống nói trên chính là một trong những biện pháp thông minh, vừa giúp giảm CO2 trong không khí, vừa chuyển hóa nó thành một loại vật liệu có ích đối với con người.
Và nếu điều đó trở thành hiện thực thì nó sẽ cùng với năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, nhiên liệu sạch,… giúp hành tinh chúng ta được trở về màu xanh khi xưa.
Linh Chi (t/h)