Theo Chủ tịch Quốc hội, 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng song tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang suy yếu. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Vậy kinh tế Việt Nam sẽ ra sao để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như Quốc hội đề ra?
Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%. 2022 là một năm đầy biến động và rất khó lường nhưng kinh tế Việt Nam đã vượt qua các thách thức và đạt mức tăng trưởng 8,02%.
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp quý IV tăng chậm lại là do tình hình thế giới biến động khó lường đã ảnh hưởng đến trong nước, chi phí đầu vào đang tạo sức ép lên hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường 100 triệu dân, đầu tư công, xuất khẩu... là động lực tăng trưởng chính của kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2022 ước đạt gần 27,72 tỷ USD. Cũng trong năm 2022, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD.
Hôm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam cán mốc mới 700 tỷ USD. Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của Việt Nam có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất lâu dài và sự kết hợp của nhiều cú sốc liên quan đã kéo kinh tế toàn cầu đi xuống. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được cho là sẽ giảm tốc mạnh trong năm 2023.
Với sự phục hồi ngoạn mục của nền kinh tế, cùng với lợi thế dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh và tình hình chính trị ổn định, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Á.
Sáng 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 22,46 tỷ USD.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phản ứng chính sách và phối hợp giữa các Bộ ngành phải kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu phát triển to lớn cả về kinh tế và xã hội. Tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã được giảm đáng kể. Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Trong bối cảnh chuyển đổi sang tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn lực rất lớn, vai trò của tư nhân ngày càng được đánh giá cao trong việc xanh hóa nền kinh tế, đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược tăng trưởng xanh.
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành trong tháng 10/2022 đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong giai đoạn vừa qua.
Sau khi số liệu tăng trưởng kinh tế quý III của Việt Nam được công bố đạt mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, nhiều tổ chức tài chính đã điều chỉnh lại mức dự báo tăng trưởng kinh tế của cả năm nay lên trên 8% từ dự báo khoảng 7% trước đó.
Kinh tế - xã hội Việt Nam khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, những chỉ dấu tích cực, những "thế, lực và đà" đã tạo được trong thời gian qua sẽ là động lực để kinh tế Việt Nam thích ứng và vượt qua khó khăn.
Tính đến nay có 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu (so với cả năm 2021 là 113 lượt tăng). Ngân hàng Nhà nước đánh giá diễn biến lạm phát thế giới và điều hành của FED gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư.