Đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của nước ta, trong đó, các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định.
Với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một trong những nguồn cung chủ đạo của hệ thống năng lượng trong tương lai, từ đó giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Chưa bao giờ vấn đề năng lượng bền vững cho sự phát triển đất nước lại nóng như thời gian gần đây. Trong bối cảnh ấy, ngày 17/6, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổ chức Hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững”.
Sau 5 năm thực hiện, Dự án SGREEE đã đạt được nhiều kết quả, tạo nền tảng cho chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Để đảm bảo quá trình này, Việt Nam cần rà soát và cập nhật chiến lược phát triển lưới điện thông minh sau 10 năm thực hiện.
Là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, nhu cầu sử dụng năng lượng của nước ta ngày càng tăng cao. Hiện hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đủ đáp ứng cho nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Chuyên gia cho rằng cùng các giải pháp phù hợp trong phát triển điện gió ngoài khơi, Việt Nam sẽ có vị thế để tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng mục tiêu đã cam kết tại COP26.
Theo các chuyên gia, năng lượng tái tạo tới đây vẫn là chìa khoá chuyển đổi năng lượng trong tương lai. Do đó, cần sớm ban hành cơ chế đấu thầu hoặc khung giá mới để chọn nhà đầu tư và tránh năng lượng tái tạo phát triển "ồ ạt" như vừa qua.
Phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo cần đi đôi với việc xây dựng hệ thống lưu trữ điện năng, nhằm tích trữ năng lượng dư thừa do các nguồn năng lượng tái tạo không thể điều độ vào các giờ thấp điểm của nhu cầu.
Để phát triển bền vững, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng lượng tái tạo cần phải trở thành hàng hóa công cộng, phục vụ tất cả mọi người dân và mọi người dân đều có thể tiếp cận, được hưởng lợi.
Đây là một trong những điểm nổi bật tại Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành.
Ngày 8/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH BayWar.e. Wind Projecs tại Việt Nam để bàn về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Khi thế giới chạy đua hướng tới năng lượng sạch, hydro nổi lên như một “ứng viên đầy tiềm năng chiến thắng”. Theo giới phân tích dự báo, thị trường hydro có thể đạt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2050.
Đây là 1 trong 4 chuyên đề giám sát được Quốc hội biểu quyết thông qua. Việc lựa chọn chuyên đề này có ý nghĩa quan trọng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu đủ năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội.
Bài viết trên The Economist nhận định trong 4 năm tính đến 2021, tỷ trọng điện lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng từ mức gần như bằng 0 lên gần 11% - tốc độ tăng còn cao hơn so với Pháp hay Nhật Bản.
Từng được cho là nguồn năng lượng sạch, song thủy điện hiện đã và đang gây ra những tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái, đất đai và diện tích rừng bị thu hẹp, đồng thời đặt ra vấn đề an toàn đập và vùng hạ du…
Rất đa dạng như từ tế bào perovskite thế hệ mới, mô-đun năng lượng mặt trời, silicon tái chế... cho đến phần mềm năng lượng mặt trời hiện đại. Đây là những ứng viên công nghệ nổi trội trong lĩnh vực năng lượng mặt trời từ năm 2022 trở đi.