Chủ nhật, 24/11/2024 08:33 (GMT+7)
Thứ tư, 15/12/2021 11:00 (GMT+7)

Ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới khó khăn khi lập ĐTM

Theo dõi KTMT trên

Ngành dệt may Việt Nam đang gây tác động lớn đến ô nhiễm môi trường. Do đó, mỗi dự án dệt nhuộm trước khi xây dựng đều phải lập ĐTM nhằm báo cáo rõ hiện trạng môi trường, đánh giá tác động, đề xuất công nghệ xử lý chất thải phù hợp.

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và những đóng góp trong vấn đế đảm bảo an sinh xã hội thì hoạt động sản xuất của ngành dệt may cũng mang lại không ít những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.

Ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới khó khăn khi lập ĐTM - Ảnh 1
Ngành dệt may với nhiều dây chuyền công nghệ phức tạp. (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu chủ yếu là sơ bông, sơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng. Có 62,1% trong số quần áo này là các sợi tổng hợp gốc dầu như là polyester, 25,2% là sợi dựa trên cellulo và protein, 6,4% là sợi cellulose dựa trên gỗ, 1,2% là sợi len và 1,5% là sợi tự nhiên khác.

Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ phát triển nguồn nguyên liệu (trồng cây nguyên liệu, sản xuất bông xơ) cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và tiêu thụ sản phẩm.

Tùy thuộc vào đặc thù của từng công đoạn sản xuất mà phát sinh ra nhiều dạng ô nhiễm như: Bụi, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rán, khí thải và nước thải… Những đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Vấn để môi trường mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đó chính là nước thải. Lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn có thể từ 16-900 m3/tấn sản phẩm.

Ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới khó khăn khi lập ĐTM - Ảnh 2
Ô nhiễm nguồn nước nặng nề. (Ảnh: KontumTV)

Thông thường để tạo ra 1 kg sợi, cần tới 200 lít nước. Công đoạn có nhu cầu sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất sợi bao gồm giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu và sau đó là làm sạch sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, bản thân cây bông (cotton) cũng ngốn tới 19.000 lít nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất một chiếc áo phông.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường.

Ngành dệt may là ngành tiêu thụ nhiều nước, năng lượng và chất hóa học cần cho quá trình sản xuất sợi ở một số giai đoạn khác nhau. Để sản xuất ra lượng sợi nói trên, cần khoảng 2.000 tỷ gallon nước và 145 triệu tấn than. Riêng than là nguồn quan trọng gây ô nhiễm không khí và nước.

Nhiều nguồn tin khẳng định, dệt may chính là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 toàn cầu.

Lượng lớn nước được sử dụng và thải ra trong quá trình sản xuất là nguyên nhân làm nhiễm độc cho sinh vật sống trong nước ngay từ nguồn, bao gồm các hóa chất hữu cơ độc hại, các anion độc hại, muối, kim loại ion, các phức hợp kim loại, các bioxit và các chất hoạt tính bề mặt.

Các chất hoạt tính bề mặt và các hợp chất như chất tẩy rửa, chất phân tán, và chất nhũ hóa được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất đồ may mặc và gây ra nhiều sự sủi bọt và độc tố thải ra nước.

Vai trò của ĐTM nhà máy dệt nhuộm

Sở dĩ lập ĐTM nhà máy dệt nhuộm khá khó khăn vì những đặc trưng ngành nghề này có những tác động lớn đối với môi trường. Chỉ riêng phần nước thải nếu không có phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm rất dễ khiến môi trường bị ô nhiễm bởi hóa chất.

Theo đó, mỗi dự án dệt nhuộm trước khi xây dựng đều phải lập ĐTM nhằm báo cáo rõ hiện trạng môi trường, đánh giá tác động, đề xuất công nghệ xử lý chất thải phù hợp. Để làm rõ những vấn đề này, chủ dự án phải xem xét kỹ lưỡng địa điểm xây dựng; Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; Vị trí xả thải; Dự báo những tác động liên quan đến chất thải hoặc không có chất thải.

Ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới khó khăn khi lập ĐTM - Ảnh 3
Mỗi dự án dệt nhuộm trước khi xây dựng đều phải lập ĐTM. (Ảnh minh họa)

Với nguồn thông tin đầu vào phải thể hiện 2 phương diện chính gồm nội dung về dự án có khả năng tác động đến môi trường và những thành phần môi trường xung quanh bị tác động bởi dự án. Mỗi thông tin thu thập từ quá trình khảo sát hoàn toàn khác nhau tùy thuộc theo từng lĩnh vực hoạt động, loại hình của dự án, địa điểm thực hiện cũng như dự phòng các phương án xử lý hiệu quả.

Ngoài ra quan trọng chẳng kém đó chính là tham vấn ý kiến cộng đồng nơi dự án triển khai. Việc lấy kiến này ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng bị tác động của dự án như cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, khu vực cấp nước sạch hoặc khu vực sông suối, kênh rạch...

Bên cạnh đó, khi tiến hành các bước khảo sát khu vực dự án trong báo cáo đtm nhà máy dệt nhuộm thì không thể thiếu giai đoạn lập báo cáo quan trắc môi trường. Trong đó phải nêu rõ thông số, dữ liệu quan trọng của nước thải liên quan đến độ màu, nhiệt độ, hàm lượng hóa chất, TSS, pH,…

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới khó khăn khi lập ĐTM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới