Những ngày gần đây, chất lượng không khí tại một số đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội có xu hướng gia tăng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Lý giải nguyên nhân chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua chạm ngưỡng rất xấu, Sở TN&MT Hà Nội cho rằng, do không khí lạnh tràn về, sáng sớm và chiều muộn hình thành lớp sương mù dày đặc cản trở việc khuếch tán ô nhiễm, gây ô nhiễm cục bộ.
Sáng nay (5/1), trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới với AQI là 270, nồng độ bụi mịn là 217,2 µg/m³.
Thu hồi xe cũ nát là điều cấp thiết, bởi thực trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đã đến mức báo động, trong đó có nguồn ô nhiễm từ khí xả thải của ô tô, xe máy, nhất là xe máy cũ nát.
Theo số liệu từ Cổng thông tin Quan trắc môi trường của TP.Hà Nội, lúc 7h15 sáng nay, ô nhiễm bao trùm ở hầu hết các khu vực, chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên tới 240, mức "rất xấu" và "nguy hại".
Theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội, chỉ riêng quý IV/2020 (từ ngày 1/10 - 15/12/2020), chất lượng không khí trên địa bàn TP.Hà Nội có xu hướng cải thiện hơn so với năm 2019.
Đầu năm mới 2021, Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ bước vào đợt ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng với chất lượng không khí ở ngưỡng xấu và rất xấu, nhiều điểm đo lên ngưỡng nguy hại.
Theo Chỉ thị 15 của UBND TP.Hà Nội thì đến năm 2021 sẽ xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn. Tuy nhiên, các bếp than tổ ong vẫn đỏ lửa khi chỉ còn một ngày nữa là hết hạn lộ trình xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong.
Để vượt qua các tồn tại, Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường phải thực hiện 7 nhiệm vụ lớn trong năm 2021, hướng đến phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn.
Ngày 27/12, Hà Nội vẫn bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc, nhiều nhà cao tầng bị "mất nóc", tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Trong năm 2020, chất lượng không khí tại các đô thị ở miền Bắc có khá nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Cùng với đó, những ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cũng có những tác động đáng kể đến chất lượng không khí.
Hôm nay, bầu trời TP.HCM mịt mù sương, các hàng cây xanh bị bao phủ bởi màn sương bạc, nhiều tòa nhà cao tầng mờ mờ, "mất nóc" trong sương sớm. Bảng xếp hạng chất lượng không khí từ Airvisual cho thấy TP.HCM có AQI kém nhất cả nước.
Sau 5 năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết, tình trạng ô nhiễm khí thải carbon vẫn gia tăng, các mức nhiệt qua thời gian cũng chạm những ngưỡng cao mới, kỷ lục về nhiệt độ xuất hiện với mật độ ngày càng dày.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM, dự báo từ nay đến hết năm 2020, chất lượng không khí trên địa bàn TP sẽ duy trì ở mức trung bình, riêng nồng độ bụi mịn vượt tiêu chuẩn cho phép.
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang vào mùa ô nhiễm không khí nhất năm, thường diễn ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau với nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng đã diễn ra và dự báo sẽ còn nhiều đợt ô nhiễm.
Việc đo chất lượng không khí ở TP.HCM bị ngưng từ hồi tháng 6. Trong khi đó, đề án quan trắc không khí cho những năm tới đang xây dựng đơn giá, chờ phê duyệt và sau đó đưa ra đấu thầu nên chưa thể thực hiện.
Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Bởi nó được xem là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là nguyên nhân lớn dẫn đến đột quỵ.
Những ngày gần đây, bầu trời TP.HCM luôn mờ mịt từ sáng đến chiều khiến người dân lo ngại về chất lượng không khí kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.