Chủ nhật, 24/11/2024 09:26 (GMT+7)
Thứ năm, 07/01/2021 08:55 (GMT+7)

Phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ khi áp dụng chỉ số môi trường rừng

Theo dõi KTMT trên

Theo PGS.TS Bùi Thị An, để hạn chế phát thải khí nhà kính, ngăn chặn ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu thì việc thực hiện cơ chế áp dụng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 cần phải có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

Mới đây, ngày 23/12/2020, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 10763/VPCP-NN về việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế áp dụng chỉ số môi trường rừng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế áp dụng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 theo nguyên tắc địa phương phát triển công nghiệp, phát thải CO2 phải mua chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 để thúc đẩy các địa phương trồng rừng, người dân sống tốt hơn bằng nghề rừng.

Trước đó, ngày 7/12/2020, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong đó đề xuất: “Cần có chính sách cụ thể, rõ ràng đó là xây dựng và áp dụng bộ chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 và thực hiện nguyên tắc địa phương nào phát triển công nghiệp, thải nhiều CO2 thì phải mua chỉ số này”.

Phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ khi áp dụng chỉ số môi trường rừng - Ảnh 1
Địa phương nào phát triển công nghiệp, thải nhiều CO2 sẽ phải mua chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2. Ảnh minh họa. 

Trao đổi với phóng viên Kinh tế Môi trường, PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, liên quan đến việc biến đổi khí hậu, người ta quan tâm đến khí phát thải CO2. Trong đó, đất nước nào có nhiều rừng nguyên sinh, chỉ số phát thải rất thấp được đánh giá là tốt. Nhưng nếu như chặt hết rừng, phát triển vô tội vạ sẽ làm tăng khí phát thải nhà kính, làm biến đổi khí hậu, nước biển dâng, làm Trái đất nóng lên…

“Thủ tướng giao nghiên cứu, đề xuất cơ chế áp dụng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 là việc làm đúng đắn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là gốc rễ của vấn đề phát thải khí nhà kính”, bà An nói.

Theo bà An, do việc ứng dụng chỉ số môi trường rừng có thể hạn chế được phát thải nhà kính nên mới có hiện tượng mua bán CO2 trên thế giới. Vấn đề này trực tiếp liên quan chặt chẽ đến việc phát triển rừng. Trong đó, cần lưu ý rừng ở đây phải là nguyên sinh, có cây cao, cây cổ thụ, hệ sinh thái rừng. Rừng trồng cũng có nhiều đóng góp, tuy nhiên phải mất nhiều năm mới có khả năng giống như rừng nguyên sinh.

Đồng thời, bà An mong rằng sau khi xây dựng được cơ chế áp dụng chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 thì cần phải có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiện thực hóa các chỉ tiêu, nhằm hạn chế phần nào ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia môi trường cho rằng, những năm qua, lượng khí thải chủ yếu ở Việt Nam đến từ hoạt động giao thông và năng lượng cố định, chiếm hơn 90% tổng lượng khí thải mà nước ta đang đối diện.

Cẩm Anh

Bạn đang đọc bài viết Phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ khi áp dụng chỉ số môi trường rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới