Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết tính đến tháng 5/2020, thu ngân sách tài nguyên và môi trường đạt 15,46% nguồn thu nội địa, riêng thu tiền sử dụng đất đạt 57,9 nghìn tỉ đồng, bằng 60,4% kế hoạch năm.
Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Đây là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông…
Qua thực tiễn 3 năm triển khai thi hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nhiều khó khăn vướng mắc đã xuất hiện.
Hàng loạt các loại phí, lệ phí trong các lĩnh vực như xây dựng, du lịch, tài nguyên nước sẽ được giảm từ 20-50% bắt đầu từ tháng 5 này cho đến hết 31/12/2020 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Việc cấp thiết hiện nay là thay đổi nhận thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đánh giá của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, nguồn nước dưới đất ở nhiều địa phương trong cả nước đang có dấu hiệu suy giảm. Trong khi việc sử dụng nước dưới đất phục vụ cho ngành công nghiệp đã tăng gần gấp đôi so với mức năm 2006.
Cùng với việc cải tiến hệ thống thủy lợi khôi phục không gian trữ nước ở vùng đầu nguồn ngập lũ phù sa, còn phải khắc phục những bất cập, khôi phục không gian trữ nước ngọt, đồng thời điều nước trên cơ sở tôn trọng quy luật chuyển động của nước tại vùng giao thoa ven biển để chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp hệ sinh thái, phát triển vững.
Con người cần nước để tồn tại. Các kế hoạch hành động để giải quyết biến đổi khí hậu cần được tích hợp giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau và có sự phối hợp xuyên biên giới.
Chiều 18/3, ông Châu Trần Vĩnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cho biết: Kết quả ban đầu của dự án “Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành” hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực.
Tài nguyên nước của Việt Nam về cả số lượng và chất lượng đều đang đối mặt với những đe dọa ngày càng lớn. Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra 3 điểm mấu chốt: “quá bẩn, quá ít, quá nhiều”, mà Việt Nam cần giải quyết để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2020 (22/3) là "Nước và Biến đổi khí hậu" nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết tăng cường an ninh nguồn nước và thiết lập khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước bền vững trước những thay đổi của biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn thế giới.
Ngày Nước thế giới năm 2020 có chủ đề là “Water and Climate change” (Nước và Biến đổi khí hậu) nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên nước theo đó các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước giúp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và tăng tính thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt, cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu.
Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông 14/3, để cùng cất chung tiếng nói chống lại các dự án phát triển dưới nước mang tính phá hủy, đòi lại sức khỏe, yêu cầu chính sách quản lý công bằng và bền vững cho các dòng sông.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang làm giảm 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới. Hãy cùng xem một số quốc gia trên thế giới xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước này như thế nào.
Chiều 5/3, tại TP. Đà Nẵng, Ban Điều phối về Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam-Đà Nẵng tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá hoạt động trong năm 2019 và kế hoạch cho năm 2020.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt, cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự gia tăng dân số... đang đe dọa đến an ninh nguồn nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2019, theo đó, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch này. Theo quy định của Luật Quy hoạch, thời hạn thực hiện lập quy hoạch trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ được phê duyệt.
Ngày Nước thế giới được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và duy trì các hệ sinh thái trên hành tinh.