Theo Liên Hợp Quốc, cuộc sống của hơn 3 tỉ người trên thế giới đang bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước sạch, và các nguồn nước này đã giảm 20% trong 2 thập kỷ qua.
Sáng 25/11, tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên, từ đó gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm giảm nguồn nước, giảm khả năng dự báo nguồn nước, giảm chất lượng nước và đe dọa sự phát triển bền vững, đa dạng sinh học.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIV, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tiếp tục xem xét sửa đổi vấn đề bảo vệ môi trường; đặc biệt là nước dưới đất.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, việc quy hoạch nước là chìa khóa để giải quyết những yêu cầu của thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Liên Hợp Quốc cảnh báo, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh là một trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đến năm 2035, sẽ có khoảng 3 tỉ người, chiếm gần 50% dân số Trái đất phải đối mặt với các khó khăn do tình trạng thiếu nước, ở các mức độ khác nhau.
Singgapore luôn xem nước như là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm vì thế mà quốc gia này luôn dẫn đầu trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt có mối quan tâm hàng đầu đối với vấn đề môi trường.
Với lượng nước mặt và nước dưới đất phong phú, Hòa Bình có lợi thế lớn về khai thác và sử dụng nguồn nước. Trong những năm qua, lợi thế này đã được tỉnh phát huy cao độ. Nước được đưa đi phục vụ sản xuất cho cả vùng hạ du rộng lớn; nước đưa vào nhà máy để thành nước sạch cho sinh hoạt người dân; và nước được biến thành dòng điện phát triển kinh tế đất nước. Với Hòa Bình, “nước là tiền”.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường... đang đe dọa đến an ninh nguồn nước.
Qua 3 năm triển khai Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nhiều khó khăn vướng mắc đã xuất hiện. Mới đây, Chính phủ đã dự kiến trình Quốc hội xem xét miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020.
Qua rà soát, diện tích có khả năng bị ngập lụt, úng vụ mùa năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La khoảng 451,3ha. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, các địa phương chủ động phương án phòng, chống ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ mùa 2020.
Tuy là quốc gia có tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, nhưng tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian, thời gian và nguồn nước mặt của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia vừa cho biết, kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) mới đây cho thấy diễn biến mực nước ngầm hiện có xu thế dâng và tiếp tục dâng cao trong những tháng cuối năm 2020.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT) vừa công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước mặt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên.
Để chủ động nguồn nước, không phụ thuộc nước ngoài phải thực hiện phương châm “4 tại chỗ”: sinh thủy tại chỗ; giữ nước tại chỗ; bảo vệ tại chỗ; điều hành, vận hành, phân phối tại chỗ.
Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ, tần suất của thiên tai và các hiện tượng cực đoan liên quan đến tài nguyên nước. Mới đây, Ủy ban Nước của Liên Hợp Quốc (UN-Water) cũng dự đoán, hai phần ba dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025.
Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, trong tháng 7, lượng mưa trên hạ lưu vực sông Mê Kông chỉ đạt khoảng 51% so với trung bình nhiều năm và vùng Trung - Nam Lào và Tây Nguyên chỉ đạt khoảng 38%.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1610/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, trong tháng 8, Cục sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nêu trên theo tiến độ, đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các quy định của pháp luật về tài nguyên nước…