Chủ nhật, 24/11/2024 08:42 (GMT+7)
Thứ tư, 26/07/2023 21:35 (GMT+7)

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7

Theo dõi KTMT trên

Sáng 26/7, nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa “Trồng cây trồng người – Gieo mầm xanh hạnh phúc” tại Trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa với chủ đề: “Trồng cây, trồng người – Gieo mầm xanh hạnh phúc” nhằm tri ân các bậc tiền bối, các Anh hùng Liệt sỹ, những người con ưu tú của đất nước đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cống hiến xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tham dự Tọa đàm có Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Lê Mã Lương; GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE); PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. 

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 1
Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa với chủ đề: “Trồng cây, trồng người – Gieo mầm xanh hạnh phúc" do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức ngày 26/7.

Thiếu tướng Lê Mã Lương sinh ra ở Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Có bố là liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thiếu tướng Lê Mã Lương giấu gia đình, làm đơn tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi. Từ năm 1968 đến năm 1974, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã tham gia chiếu đấu tại nhiều chiến dịch ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo, Cửa Việt, Quảng Nam, Đà Nẵng… 20/9/1971, Thiếu tướng Lê Mã Lương vinh dự được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân khi mới 21 tuổi.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 2
Thiếu tướng - Anh hùng LLVT Lê Mã Lương.

Hòa bình lập lại, ông theo học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Năm 2006, ông được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng.

Chia sẻ tại Tọa đàm, Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định, dù chiến tranh đã rời xa nhưng ký ức về những năm ngày tháng oai hùng, ký ức về những mất mát, đau thương mà những người lính Cụ Hồ phải đánh đổi bằng máu và nước mắt để mang lại hòa bình, tự do cho quê hương, đất nước vẫn còn đó.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 3
Thiếu tướng Lê Mã Lương không giấu được cảm xúc khi nhắc về những kỷ niệm trong chiến trường. (Ảnh Thành Long)

“Sau nhiều năm tham gia chiến đấu tại các chiến trường khốc liệt, tôi từ một anh binh nhất trở thành chỉ huy cấp trung đoàn. Những nơi chúng tôi tham gia chiến đấu hết sức tàn khốc, có nhiều trận chiến cả đơn vị bị xóa sổ nên chuyện hi sinh lúc đó là rất bình thường, chúng tôi sống được rất kỳ lạ.

Bản thân tôi cũng từng bị thương rất nhiều (10 lần bị thương), nhưng tôi vẫn cảm thấy bản thân mình may mắn hơn rất nhiều đồng đội đã ngã xuống tại chiến trường. Mỗi khi bước vào trận đánh mới, chúng tôi đều xác định tinh thần ra đi không hẹn ngày trở về.

Trong nhiều năm tham gia chiến đấu, tôi từng nhiều lần trực tiếp vuốt mắt đồng đội lúc nằm xuống, điều thiêng liêng với những người lính như chúng tôi.

Trong giây phút trước lúc hi sinh, khi nói lời cuối cùng nhiều đồng đội đã gửi gắm nhờ những người còn sống thực hiện di nguyện. Có những di nguyện hết sức mộc mạc giản dị sâu lắng, có những lời hứa đơn giản nhưng khiến chúng tôi day dứt khi chưa thể thực hiện được.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 4

Hàng năm vào dịp này Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng giống như nhiều đồng đội thường chọn quay trở lại  thăm Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ nơi người cha tôi chiến đấu và hy sinh năm 1954, Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên Hà Giang.

Bản thân ông còn chọn thăm tượng đài chiến thắng Khâm Đức, cao điểm 1062 Thượng Đức (Quảng Nam ngày nay) mở ra cơ hội rất lớn để chúng ta có thể kết thúc vào năm 1975, đầu năm 1976, nhưng những ký ức về chiến tranh, về sự hy sinh mất mát thì còn mãi với thời gian.

Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, đất nước từng bước phát triển để lại quá khứ đau thương ở phía sau nhưng chúng tôi vẫn đau đáu khi vẫn chưa thực hiện được hết những lời hứa với đồng chí, đồng đội, khi vẫn còn nhiều đồng đội có hoàn cảnh khó khăn khi trở về cuộc sống đời thường.  

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 5
GS.TS Hoàng Xuân Cơ sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh Thành Long)

Chia sẻ tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khẳng định chính sách đền ơn đáp nghĩa với người có công với cách mạng, thương binh, thân nhân liệt sỹ biến ngày Thương binh – Liệt sỹ thành ngày tri ân quốc gia đối với những người đã hy sinh một phần cơ thể, thậm chí cả tính mạng để cho chúng ta có được sống trong độc lập, tự do, hòa bình và phát triển như ngày hôm nay có công rất lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi tên ngày “Thương binh toàn quốc” thành “Ngày thương binh liệt sỹ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc. Ghi công, tôn vinh, tưởng nhớ và biết ơn những người có công với dân, với nước đó chính là bản chất và nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 6
GS.TSKH, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh. (Ảnh Thành Long).

Hằng năm, cứ đến ngày 27/7, nhân dân cả nước lại sôi nổi tổ chức kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ và coi đó là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc.

Chia sẻ tại tọa đàm, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh khẳng định truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam có từ ngàn đời nay. GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Quảng Nam. Bản thân ông tham gia cách mạng từ khi còn rất nhỏ.

Ông được chọn gửi ra miền Bắc học từ khi còn nhỏ nên thời gian trực tiếp tham gia cầm sung chiến đấu hết sức ngắn ngủi, nhưng cũng hiểu được sự hy sinh to lớn của những người lính đã tham gia chiến đấu trong suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Nhân dịp này GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cũng gửi lời tri ân đến thân nhân các chiến sỹ đã hy sinh trên mảnh đất quê hương Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung để giành lấy độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 7

Ngoài ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc thì trong khuôn khổ tọa đàm các khách mời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc “trồng cây, trồng người” góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng nhưng cũng không kém phần gần gũi với thiên nhiên.

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 8
Tọa đàm do PGS.TS Trương Mạnh Tiến chủ trì. (Ảnh Thành Long)

Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, chính sách khuyến khích trồng cây, ngoài mục tiêu trước mắt nhằm phấn đấu đạt được mục tiêu trồng một tỷ cây xanh như lời phát động của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thì việc trồng cây cũng đem lại những lợi ích hết sức to lớn.

Trồng cây không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà việc trồng cây còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ, bảo vệ hành tinh xanh của trước ta trước những hiểm họa thiên nhiên đặc biệt là các hiểm họa môi trường do chính con người chúng ta gây ra. 

Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 9
BTC tri ân Thiếu tướng Lê Mã Lương và các khách mời tham dự tọa đàm. (Ảnh Thành Long)
Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 10
Nhà thơ, Nhà báo Hoàng Ngọc Châu dẫn chương trình gửi lời cảm ơn Thiếu tướng Anh hùng LLVT Lê Mã Lương. ( Ảnh Thành Long)
Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 - Ảnh 11
Ông Vũ Văn Hoàng, Phụ trách Ban Môi trường số thay mặt BTC gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trương Mạnh Tiến. (Ảnh Thành Long)

Hà Nam - Thành Long

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới