Trước những hiện tượng thời tiết cực đoan tăng đột biến gần đây, các tổ chức quốc tế cảnh báo, khí hậu toàn cầu trở nên khắc nghiệt hơn sẽ khiến con người tiếp tục phải trả giá bằng những thiệt hại nặng nề.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cảnh quan dãy núi Alps của Thụy Sĩ với tốc độ nhanh hơn dự tính, khi các sông băng tan chảy đã tạo ra hơn 1.000 hồ nước mới trên núi.
Ngày 20/7, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo, lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy vào năm 2023 bởi hiện thế giới chỉ dành 2% quỹ hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid-19 vào các dự án năng lượng sạch.
Theo các nhà khoa học, những thay đổi về kích thước hoặc vị trí của băng và tuyết có thể làm thay đổi nhiệt độ không khí, thay đổi mực nước biển, thậm chí ảnh hưởng đến các dòng hải lưu trên toàn thế giới.
Hiện nay, có nhiều biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng, trong đó, việc trồng cây xanh không những bảo vệ môi trường mà còn giúp ích trong việc tiết kiệm năng lượng.
Bà Mami Mizutori nhấn mạnh, "Hạn hán đang trên đà trở thành đại dịch tiếp theo và không có vaccine để chữa khỏi. Hầu hết các khu vực trên thế giới sẽ phải sống chung với tình trạng căng thẳng này trong 10 năm tới.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sau những biến đổi mạnh về khí hậu trước đó, các hệ sinh thái, mạng lưới thức ăn đã phải mất hàng triệu năm để hồi phục và điều này liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật hoàn toàn mới.
Đói kém, hạn hán, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người nữa trong nhiều thập kỷ tới là dự báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu thuộc LHQ về hậu quả hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu khí đốt toàn cầu đến năm 2024 đang trên đà phục hồi trở lại “đã sẵn sàng” phá bỏ mục tiêu khí hậu của thế giới.
Năm 2016, 2019 và 2020 được ghi nhận là những năm nóng kỷ lục, trong đó năm 2020 là năm nóng nhất từ trước đến nay với nhiệt độ trung bình khoảng 14,9 độ C. Con số này là hồi chuông hối thúc sự thay đổi của tất cả các nước trên toàn cầu.
Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, các mối đe dọa của biến đối khí hậu đối với cuộc sống trên Trái Đất xảy ra có hệ thống, có mối liên hệ với nhau và ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử loài người.
"Thế giới đang đi chệch hướng, còn rất xa để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 1,50C" - Liên hợp quốc, nhận định.
Trong tuần qua, nhiều nơi trên thế giới ghi nhận những mức nhiệt cao kỷ lục. Các khu vực vốn ít nóng, nhiệt độ cũng tăng cao kỷ lục. Chuyên gia cho rằng, cường độ và tần suất của các đợt nắng nóng tăng cao là hậu quả từ biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến tan với tốc độ chóng mặt. Ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên thế giới đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước, tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.