Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới đối mặt với những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt như các đợt lũ lụt, cháy rừng… nghiêm trọng với tần suất nhiều hơn.
Nếu như năm 2016 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử do chịu ảnh hưởng của El Nino, thì năm 2020 lại đi vào lịch sử là năm nóng kỷ lục mà không có tác động của El Nino và La Nina.
Sau 5 năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết, tình trạng ô nhiễm khí thải carbon vẫn gia tăng, các mức nhiệt qua thời gian cũng chạm những ngưỡng cao mới, kỷ lục về nhiệt độ xuất hiện với mật độ ngày càng dày.
Biến đổi khí hậu đang khiến Trái Đất ngày càng nóng lên, cùng với đó là hiện tượng thiên tai, bão lũ, hạn hán... gây hậu quả tàn khốc. Để giải quyết vấn đề này nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đưa ra các chính sách để hạn chế.
Liên hợp quốc cảnh báo nhiệt độ Trái Đất vẫn có nguy cơ tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này dù lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong năm nay giảm.
Khí nhà kính liên quan đến hệ thống lương thực toàn cầu đang trên đường đẩy nhiệt độ thể giới tăng thêm 1,5 độ C và khó có thể duy trì dưới mức tăng 2 độ C. Các chuyên gia cho rằng, con người cần ăn ít thịt để bảo vệ Trái đất.
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu và khu vực có xu thế ngày càng bất lợi như nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao, bão lũ, hạn hán tác động xấu đến giống cây trồng… sẽ càng làm cho tình trạng cung cấp lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.
Mô phỏng của các nhà khoa học tại Đại học Oxford cho thấy chỉ riêng hệ thống nông nghiệp sẽ tạo ra đủ lượng khí nhà kính làm cho Trái đất ấm lên trên mục tiêu 1,5 độ C theo Hiệp định Paris vào khoảng giữa năm 2051 và 2063.
Các nhà khoa học đã một lần nữa cảnh báo tình trạng Trái đất nóng lên chính là nguyên nhân khiến các cơn bão ngày càng trở nên mạnh và diễn biến khó lường hơn.
Các nhà khoa học cảnh báo, khi khí thải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch không còn, thì khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ thực phẩm con người ăn hằng ngày cũng đủ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng vượt mức giới hạn.
Trong giai đoạn 2000-2019, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng.... Nguyên nhân chính do phát thải khí nhà kính, trong đó, các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người.
Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và sự cạn kiệt của các nguồn hóa thạch như than đá, dầu mỏ… phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trở thành xu thế chung của toàn cầu.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Trái Đất dần nóng lên kể từ cuối thế kỷ 19. Tháng 8 năm 2020 nóng hơn khoảng 2,14°C so với tháng trung bình được ghi nhận trên Trái Đất kể từ năm 1880.
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ khiến hơn 300 triệu người dân sinh sống tại các vùng đồng bằng châu thổ, trong đó chủ yếu tại các quốc gia nghèo, phải đối mặt với các trận bão lũ tàn khốc hơn.
Biến đổi khí hậu đang biến những mùa hè rực rỡ thành ác mộng về nhiệt độ, cùng với thiên tai, bão lũ, hạn hán... gây hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế và đời sống người dân. Bên cạnh đó, các thảm hoạ do biến đổi khí hậu đang khiến hàng triệu người phải di cư mỗi năm.
Sự gia tăng mực nước biển toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân chính được xem là sự giãn nở của nước khi nhiệt độ tăng lên, sự tan chảy của các tảng tăng do biến đổi khí hậu... Một báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, nước biển có thể dâng cao khoảng 60-100cm nếu khí thải CO2 toàn cầu tiếp tục tăng mạnh.