Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến sự sống của động, thực vật và con người trên khắp hành tinh. Các nhà khoa học cảnh báo, nước biển dâng cùng với nhiệt độ Trái đất gia tăng có thể gây nhiễu loạn hệ sinh thái, tác động đến động vật ký sinh và vật trung gian truyền bệnh khiến bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Và đương nhiên, việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Ngày 2/9, các nhà khoa học công bố lớp băng ở Biển Bering trong mùa đông năm 2018 và 2019 đạt mức thấp chưa từng thấy trong hàng nghìn năm, làm tăng thêm lo ngại về tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science Advances.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change, các nhà khoa học ước tính với tốc độ biến đổi khí hậu và băng tan như hiện tại, đến năm 2035, vùng biển Bắc Băng Dương nhiều khả năng sẽ không còn băng vào mùa Hè.
Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng gia tăng. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 do nhiệt điện than gây ra được cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2030.
Theo dữ liệu mới, tháng trước là tháng nóng thứ 3 được ghi nhận trên thế giới – đánh dấu mốc mới nhất trong xu hướng ấm lên toàn cầu chứng kiến 3 tháng 7 nóng nhất trong vòng 5 năm qua.
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm Trái đất nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của động, thực vật và con người trên khắp hành tinh. Việc dùng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên... trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần giảm trừ hiệu ứng nhà kính.
Theo các nhà khoa học, năng lượng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiệt độ Trái đất ngày càng gia tăng.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là vô số hệ lụy như trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt,... Các nhà khoa học cảnh báo, con người sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả thảm khốc nếu không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2032, nhiệt độ Trái đất được dự đoán sẽ tăng từ 1,5 - 2 độ C. Nếu viễn cảnh này trở thành sự thật, hậu quả tàn khốc sẽ bao trùm hệ sinh thái trên khắp hành tinh và sự sống của hàng tỉ người.
Trái đất đang dần bị huỷ hoại khi cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, dân số tăng nhanh và tàn phá tài nguyên ngày một nhiều. Nhiệt độ tăng cao, cháy rừng, băng tan, bão lũ, động đất... hoành hành khắp thế giới đang đe doạ chính cuộc sống của chúng ta.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), sự suy giảm diện tích rừng, nước biển dâng, đất xói mòn, ô nhiễm không khí và nước cùng sự tuyệt chủng của nhiều loài vật đang khiến thế giới dần chìm vào khủng hoảng.
WMO cho biết khả năng trong ít nhất một năm, nhiệt độ trung bình thế giới trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850-1900 là 20%.