Chủ nhật, 24/11/2024 11:12 (GMT+7)
Thứ tư, 10/07/2019 17:15 (GMT+7)

"Trốn" trong nhà cũng không thoát được CO2

Theo dõi KTMT trên

Tạp chí khoa học Nature Sustainability (Vương quốc Anh) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, nồng độ khí CO2 trong nhà và văn phòng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thần kinh, thận và xương.

Theo các nhà khoa học, một lượng lớn khí CO2 được tìm thấy trong văn phòng, phòng ngủ, lớp học… Điều này có thể khiến hiệu suất làm việc, học tập của con người suy giảm, lâu dài sẽ gây ra các bệnh lí về hệ thần kinh, xương, thận…

Nhóm nghiên cứu cho biết, trong các lớp học đông đúc, thông gió kém, môi trường văn phòng hoặc phòng ngủ kín,… đều có mức CO2 vượt quá 1.000ppm. Con số này trong các toa tàu hoặc khoang máy bay thậm chí còn cao hơn. Lượng CO2 ngoài trời ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng này. Bên cạnh đó, điều hoà cũng gây ứ đọng CO2.

Trước đây, giới khoa học cho rằng nồng độ CO2 đạt mức 5.000 phần triệu (ppm) mới làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nhưng các nghiên cứu mới nhất đã chứng minh, mức CO2 1.000 ppm đã có khả năng gây nguy hiểm, ngay cả khi chỉ tiếp xúc vài giờ.

"Trốn" trong nhà cũng không thoát được CO2 - Ảnh 1
Trẻ em là "nạn nhân" hàng đầu của CO2 trong nhà. Ảnh minh hoạ.

Một thí nghiệm được triển khai với quy mô 24 người đã cho thấy, những người tiếp xúc với nồng độ CO2 1.400ppm trong một ngày làm việc kém tập trung hơn 50% so với những người sống trong môi trường CO2 550ppm. Những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người bệnh,… sẽ là “nạn nhân” hàng đầu của CO2.

Nghiên cứu cũng cho biết, nồng độ CO2 trong nhà từ 2.000ppm có thể gây ra các chứng viêm ở vật nuôi, dẫn đến tổn thương mạch máu, căng thẳng, vôi hoá thận và loãng xương,…

Giáo sư Michael Hernke của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) - một trong những tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Môi trường trong nhà, văn phòng,… là đáng quan tâm hơn cả. Bởi con người sử dụng tới 60-80% thời gian của mình để sinh hoạt và làm việc tại đây. Tuy nhiên, mức CO2 hiện nay chưa đáng báo động, chúng tôi vẫn cần nghiên cứu sâu hơn”.

Tiến sĩ Gary Fuller - nhà khoa học về ô nhiễm không khí tại trường Cao đằng King’s College (London, Anh Quốc) khẳng định, cuộc sống của con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng nếu không giảm mức CO2, nhất là khi nền nhiệt toàn cầu đang ngày càng tăng cao.

Diệu Anh

Bạn đang đọc bài viết "Trốn" trong nhà cũng không thoát được CO2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới