Chủ nhật, 24/11/2024 12:26 (GMT+7)
Thứ năm, 28/10/2021 15:00 (GMT+7)

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang

Theo dõi KTMT trên

Sứa với những xúc tu là nỗi ám ảnh của rất nhiều người mỗi khi đi biển, có một số loài sứa độc có thể gây mất mạng chỉ trong vài giây. Nhưng nếu nhìn vẻ đẹp của chúng qua những khung hình ai cũng muốn được một lần chạm thử.

Sứa box (sứa hộp)

Đây là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới khi giết khoảng 100 người/năm.

Xúc tu của sứa độc box có thể dài 3 m, với hơn 5.000 tế bào đốt trên mỗi xúc tu. 

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 1
Xúc tu của chúng chứa những ngòi độc có thể giết chết 60 người trưởng thành chỉ trong vài phút. (Ảnh minh họa)

Loài này còn nổi tiếng với cách di chuyển “dị” khi con đực và cái thường xuyên di chuyển cùng lúc rồi bị vướng xúc tu vào nhau. 

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 2
Chúng dùng nọc độc để giết chết con mồi hoặc kẻ thù. Một lượng nhỏ độc tố này cũng đủ để khiến con người mất mạng. (Ảnh minh họa)

Nọc độc của sứa box ảnh hưởng tới tim và hệ thần kinh, có thể khiến tim ngừng đập trong vòng vài phút.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 3
Các chuyên gia y tế cho biết các trường hợp bị sứa box đốt cần được điều trị khẩn cấp. (Ảnh minh họa)

Sứa bờm sư tử

Sứa bờm sư tử vốn là loài sứa lớn nhất thế giới, với phạm vi phân bố giới hạn ở vùng nước lạnh gồm phương Bắc của Bắc Cực, phía Bắc Đại Tây Dương và phía Bắc Thái Bình Dương.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 4
Loài sứa này có nọc độc gây tê liệt cơ, dẫn tới trụy tim và ngạt thở. (Ảnh minh họa)

Sứa bờm sư tử đặc biệt nguy hiểm với người đi bơi. Những xúc tu dài của chúng có thể châm chích nạn nhân ở cự ly xa mà họ không biết để đề phòng.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 5
Loài sứa nguy hiểm này thường xuyên xuất hiện ở vùng nước sâu thuộc Bắc Đại Tây Dương vào cuối mùa xuân, đầu hè. (Ảnh minh họa)

Nhưng năm nay, chúng dạt vào bờ muộn hơn với "đội quân" hùng hậu hơn. Do sự sinh trưởng loài sứa này phụ thuộc bởi nhiệt độ và sự thay đổi theo mùa của nước biển, nên đó có thể là lý do khiến chúng có mặt ở những nơi mới.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 6
Người dân mỗi khi đi biển luôn lo ngại với loài sứa khổng lồ này. (Ảnh minh họa)

Sứa tầm ma biển

Loài sứa có tên Sea Netle (sứa tầm ma biển) vì hình dạng cơ thể chúng giống cây tầm ma. Chúng có 24 xúc tu, chiều dài trung bình 1,8 m.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 7
Sứa tầm ma biển bơm chất độc từ những xúc tu gây đau nhức. (Ảnh minh họa)

Chất độc bơm từ những xúc tu đủ để khiến đối phương cảm thấy đau nhức nhưng thường sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng. 

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 8
Sứa tầm ma biển thường được tìm thấy ở những khu vực Vịnh Chesapeake thuộc bờ viễn Đông Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa)

Sứa Irukandji

Chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang, gấp 1.000 lần ong Tarantula.

Sau khi bị cắn, các triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, tăng huyết áp và nhịp tim sẽ xảy đến trong vài phút và nạn nhân chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái chết.

Tuy nhiên chất độc của loài sứa này lại có thể dùng để điều chế huyết thanh chống nọc độc và chữa bệnh bất lực.

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 9
Loài sứa Irukandji chỉ có chiều dài khoảng 2 cm, mặc dù vậy chúng là loài động vật sở hữu chất độc mạnh nhất hành tinh. (Ảnh minh họa)

Nọc độc của loài sứa có kích cỡ chỉ bằng hạt lạc này làm tăng huyết áp và nhịp tim. Đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra huyết thanh giải độc. 

Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang - Ảnh 10
Sứa Irukandji chủ yếu sống ở vùng biển quanh Australia. (Ảnh minh họa)

Với bề ngang chỉ khoảng 2,5 cm và gần như trong suốt, sứa Irukandji là họ hàng với sứa box, và thường nạn nhân sẽ không hay biết cho tới khi bắt đầu có những triệu chứng như nôn, đau đầu, tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao, thậm chí là phù phổi. Tình trạng này kéo dài từ vài tiếng tới nhiều ngày, nạn nhân cần được điều trị và theo dõi.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Vẻ đẹp sát thủ của loài sinh vật biển độc gấp trăm lần rắn hổ mang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới