Chủ nhật, 24/11/2024 10:24 (GMT+7)
Thứ năm, 05/08/2021 07:15 (GMT+7)

Vì sao cần thiết duy trì nhiệt độ thế giới ở mức 1,5 độ C?

Theo dõi KTMT trên

Chúng ta đang tiến sát hoặc đã vượt qua một số ngưỡng bùng nổ khí hậu. Chỉ với sự gia tăng một phần mười của nhiệt độ cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hành tinh.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu – đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc, đã ủy thác 194 quốc gia thuộc tổ chức (tính cả Liên Minh Châu Âu) cố gắng duy trì nhiệt độ của thế giới ở mức dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, nếu có thể hãy duy trì ở mức 1,5 độ C. Cả thế giới hiện đã sắp đến gần với mục tiêu đó.

Trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình toàn cầu thông thường sẽ cao hơn ít nhất 1 độ C so với cuối thế kỉ 19; năm 2020, thậm chí còn cao hơn 1,2 độ C.

Vì sao cần thiết duy trì nhiệt độ thế giới ở mức 1,5 độ C? - Ảnh 1
Loài gấu Bắc Cực có nguy cơ tuyệt chủng do sự nóng lên toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Tổ chức khí tượng thế giới – một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, dự đoán rằng sẽ có ít nhất một trong năm thời điểm "cơ hội" khiến cho nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C vào năm 2024. Hầu hết những đợt gia tăng nhiệt độ này đã xảy ra từ năm 1975, với một tỉ lệ trong khoảng từ 0,15-0,2 độ C mỗi thập kỷ. Việc tích trữ khí nhà kính trong bầu không khí khiến cho thế giới không thể tránh khỏi việc gia tăng nhiệt độ.

Vậy mỗi mức độ gia tăng sẽ khác nhau ra sao?

1,5 độ C

Thế giới hiện đã và đang trải qua thời tiết thất thường ngày càng nhiều, bao gồm các cơn bão mạnh, khó dự đoán hơn, các loại mưa khủng khiếp, dẫn tới lũ lụt và hạn hán ở nhiều nơi. Ngay cả khi sự gia tăng nhiệt độ trung bình duy trì ở mức 1,5 độ C, tình trạng này vẫn càng ngày càng tồi tệ hơn.

Khả năng xảy ra một đợt nắng nóng hằng năm – được định nghĩa là 4 ngày mà nhiệt độ đạt đỉnh cao nhất trên phân vị thứ 99 của một mùa ấm bình thường – tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới cũng sẽ tăng từ 5% đến 28%.

Mực nước biển sẽ tăng từ 40 – 80cm bởi sự tan chảy của sông băng, đủ để nhấn chìm các quốc đảo trũng thấp như Maldives. Những vụ cháy rừng hủy diệt như ở Úc hoặc vùng biển phía tây ở Mỹ trong những năm gần đây cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Không phải bất kì chỗ nào cũng bị ảnh hưởng giống như nhau. Nhiệt độ tăng nhanh nhất ở các cực và các vĩ độ cao. Thậm chí những xu hướng này cũng không chắc chắn – sự gia tăng nhiệt độ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm diện tích đất liền. (Ví dụ như một số khu vực ở Nam Phi sẽ ấm lên nhanh hơn vùng Bắc Úc, mặc dù ở cùng vĩ độ. Nam Cực vẫn mát mẻ so với Bắc Cực).

Và đối với nhiều người, những sự thay đổi này thật sự đã xảy ra. Hơn một 1/5 dân số của thế giới sống ở các khu vực có nhiệt độ trong những mùa ấm nhất đã tăng hơn 1,5 độ C (trung bình từ năm 2006 đến 2015).

Khoảng 1/10 toàn cầu có nhiệt độ trung bình 2 độ C hoặc cao hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp trong khoảng từ năm 2014 – 2018, bao gồm Bắc Cực, các khu vực Trung Đông, Châu Âu và Bắc Á.

2 độ C

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) – cơ quan được Liên Hợp Quốc giao nhiệm vụ so sánh khoa học về sự nóng lên toàn cầu, có một sự khác biệt rõ rệt giữa ảnh hưởng của sự nóng lên 1,5 độ C so với 2 độ C. Mực nước biển có thể tăng lên đến 10cm vào năm 2100.

Mực nước biển càng cao sẽ gây ra nhiều mối đe dọa khủng khiếp hơn cho các quốc đảo nhỏ cũng như các khu vực đồng bằng và khu vực ven biển như Bangladesh và các vùng đất xung quanh sông Nile. Giai đoạn nóng khắc nghiệt nhất cũng sẽ có khả năng xảy ra nhiều hơn.

Những thành phố như Karachi ở Pakistan hay Kolkata ở Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với nắng nóng hằng năm như 2015, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Hơn 400 triệu người sẽ phải chịu đựng cảnh nắng nóng. Hàng trăm triệu người khác phải đối mặt với cảnh nghèo khó do thiếu đi nông nghiệp và sự không bảo đảm về lương thực.

IPCC cho biết, rất nhiều trong số họ bị buộc phải di cư do nước biển ngày càng tăng cao và có thể gia tăng các cuộc chiến tranh giành lấy lương thực và nước uống.

Và nền kinh tế của thế giới sẽ phải chịu đựng tất cả hậu quả: nhiệt độ tăng 2 độ C sẽ cắt giảm 13% GDP toàn cầu vào năm 2100 nếu không có sự gia tăng thêm nhiệt độ - theo một bài báo được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford năm 2017. (Nếu nhiệt độ tăng 1,5 độ C vẫn sẽ khiến GDP giảm đi 8%).

Không chỉ loài người phải chịu những hậu quả này. Khi nhiệt độ tăng 2 độ C, 18% các loài sâu bọ sẽ mất đi môi trường sống, 16% loài thực vật và 8% động vật có xương sống cũng tương tự. Hầu hết các rặng san hô sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. (Tại 1,5 độ C, chỉ có 10-30% trong số chúng là có thể tồn tại).

Những ảnh hưởng này đối với sự đa dạng sinh học cũng gây ra hậu quả đối với dân số loài người. Côn trùng thụ phấn cho cây cối. Thực vật hấp thụ khí cacbonic từ khí quyển. Các rặng san hô là vườn ươm cho quần thể cá và hỗ trợ cho việc đánh bắt thủy hải sản của con người.

Lớn hơn 2 độ C

Mối quan hệ giữa sự tăng nhiệt độ và sự tổn hại không thuộc tuyến tính. Sự nóng lên 3 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp sẽ không tồi tệ gấp đôi so với gia tăng 1,5 độ C.

Nhiệt độ càng tăng, thế giới càng có nguy cơ vượt qua một loạt các điểm giới hạn, gây ra những sự thay đổi mà có thể làm thay đổi cách hành tinh hoạt động (mặc dù các nhà khoa học đều không chắc chắn khi nào điều này sẽ xảy ra).

Một sự biến đổi đột ngột có thể phá vỡ hệ thống hoàn lưu đại dương toàn cầu – hệ thống giúp phân phối nhiệt trên toàn thế giới và xác định các kiểu thời tiết trong khu vực.

Không chỉ vậy, rừng nhiệt đới có khả năng chuyển sang thảo nguyên, hoặc sụp đổ hoặc thay đổi theo mô hình gió mùa, những tảng băng ở Nam Cực hoặc Bắc Cực sẽ tan rã và một lượng lớn khí metan sẽ được giải phóng do lớp băng vĩnh cửu tan chảy. Mỗi viễn cảnh đều có thể diễn ra theo cách hầu như không thể dự đoán được.

Các hậu quả có thể nằm trong phạm vi từ sự lan rộng của các sa mạc đến sự sụp đổ của đất đai canh tác đến các sự thay đổi mạnh mẽ về thời tiết và sự gia tăng nhiệt độ mạnh hơn. Và tất cả đều không có lợi.

Mục đích của việc cam kết ổn định sự gia tăng nhiệt độ ở mức gần 1,5 độ C là để tránh những hậu quả xấu nhất. Mặc dù có nhiều sự thỏa thuận được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - các quốc gia dự định sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức 0, thế giới vẫn đang trên đà nóng lên vượt mức 2 độ C.

Thậm chí ngay cả khi tất cả quốc gia đều đạt được mục tiêu trên, các nhà khoa học dự đoán rằng nhiệt độ vẫn sẽ tăng từ 2,3 – 2,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ). Một sự khác biệt về nhiệt độ có vẻ như không quá lớn, nhưng lại có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng về mức độ tồn tại của thế giới.

Minh Dương (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cần thiết duy trì nhiệt độ thế giới ở mức 1,5 độ C?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới